Sai lầm của cha mẹ khiến con bướng bỉnh
Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn (Thành viên của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm sàng Anh Quốc, Chuyên khoa Dinh dưỡng Nhi, ĐH Worcester) chia sẻ về những hành động cha mẹ có thể làm chưa đúng khi trẻ tức giận khiến tình trạng trở nên tệ hơn.
Đứng cao hoặc ngồi thấp hơn và chỉ tay vào mặt trẻ
Đây là những tư thế không tốt để giải tỏa cảm xúc của trẻ, đặc biệt nếu bạn kèm theo cử chỉ bằng tay (ví dụ chỉ ngón tay vào mặt con). Tư thế tốt nhất ở vị trí bạn và trẻ ngang tầm mắt nhau, khi đó năng lượng của cơn giận sẽ bị triệt tiêu và bé dễ lắng nghe hơn. Bạn được khuyên là ngồi xuống hoặc bế trẻ ngồi trên ghế cao để có thể giao tiếp mắt với nhau dễ dàng.
Khi trẻ có những biểu hiện chống lại bạn là đến lúc cuộc trò chuyện hay tranh luận nên dừng lại. Ảnh: Happyschool |
Tiếp tục la mắng khi trẻ có biểu hiện phản ứng
Khi trẻ có những biểu hiện chống lại bạn là đến lúc cuộc trò chuyện hay tranh luận nên dừng lại. Bạn cần cho trẻ thời gian suy ngẫm, hãy ngừng tranh luận, giữ khuôn mặt nghiêm và đừng quan tâm đến hành vi của trẻ.
Cha mẹ hãy tự thưởng cho mình tách trà hay cà phê và tính thời gian thời gian suy nghĩ của bé. Nếu trẻ nhỏ quá bướng và quấy khóc, bạn có thể đặt trẻ nằm xuống giường hoặc để người khác bế.
Nhặt những món đồ bé ném
Việc ném đồ là hành vi có thể sửa dễ dàng nếu mẹ không đi nhặt những món đồ trẻ vừa ném. Nếu mẹ nhặt lên tại thời điểm trẻ ném sẽ chuyển cảm xúc gọi là "thỏa mãn", tức vui thích như một trò chơi với mẹ. Trẻ học được điều này và mỗi lần giận sẽ ném để mẹ nhặt lên.
Các chuyên gia tâm lý nhi khuyên bạn không cần nhặt lên khi trẻ có hành vi này. Hãy đơi cho đến khi trẻ bình tĩnh, sau đó bạn mang thùng giấy ra và bày trò chơi phân loại đồ chơi trên sàn bỏ vào thùng. Dần dần trẻ sẽ bỏ được thói quen ném đồ.
Các chuyên gia tâm lý nhi khuyên bạn không cần nhặt lên khi trẻ có hành vi này. Ảnh: Torontotutor |
Kéo trẻ dậy khi nằm lăn ra sàn khóc
Việc trẻ nằm lăn ra sàn khóc khi bướng bỉnh thường xuyên sảy ra tại các gia đình. Bạn còn nhớ hình ảnh hồn nhiên của cô bé Claudia nằm lăn ra sàn nhà Trắng khóc trước mặt tổng thống Obama cách đây 3 năm về trước. Câu chuyện này gây nhiều tranh cãi và tốn không ít giấy mực của các tờ báo lớn lúc đó như Salon, the Daily Mail, the Huffington Post, CNN, the Washington Post, the Telegraph, the New York Daily News, Time về hành vi của cô bé. Tuy nhiên, nếu bạn là cha mẹ sẽ hiểu hành vi bình thường của cô bé 2 tuổi.
Cha mẹ đừng cố kéo đứa trẻ lên khi muốn ném cơn giận xuống sàn nhà. Hãy đợi 1-2 phút tùy vào tình huống và mức độ giận dữ của trẻ. Trước việc học cách điều chỉnh cảm xúc, trẻ đôi lúc bối rối và cần thời gian để bộc lộ. Sau thời gian bộc lộ cảm xúc, bạn nhẹ nhàng ngồi xuống thấp hoặc tựa gối xuống sàn nhà và hỏi: "Con có muốn đứng dậy và nói chuyện?".
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trẻ nhỏ thông minh hơn bạn nghĩ
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.