Cần thận trọng khi áp dụng chế độ ăn Keto.
Keto (hay Ketogenic) là chế độ ăn ít carbohydrate và nhiều chất béo tốt. Khi thường xuyên cắt giảm lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái “Ketosis” – khi đó cơ thể sẽ đốt cháy chất béo ở các mô mỡ thừa để làm năng lượng thay vì sử dụng glucose.
Nghiên cứu mới phát hiện ra chế độ Keto có thể làm tăng mức cholesterol và giảm vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Các nhà khoa học đã theo dõi 53 người lớn khỏe mạnh áp dụng chế độ ăn uống có lượng đường vừa phải, chế độ ăn ít đường (ít hơn 5% lượng calo từ đường) và chế độ ăn Keto (ít hơn 8% lượng calo từ carbohydrate) trong 12 tuần.
Kết quả cho thấy, chế độ ăn Keto làm tăng mức cholesterol, tăng apolipoprotein B (thành phần chính của cholesterol “xấu”), có thể gây tích tụ mảng bám trong động mạch và làm giảm bifidobacterial - vi khuẩn ưa tinh bột giúp tiêu hóa chất xơ, hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng cường khả năng miễn dịch.
Tiến sĩ Russell Davies, người đứng đầu nghiên cứu, giải thích: "Chế độ ăn Keto đã giảm lượng chất xơ tiêu thụ xuống còn khoảng 15gr mỗi ngày. Sự suy giảm bifidobacteria có thể gây ra những hậu quả lâu dài với sức khỏe như tăng nguy cơ mắc bệnh ruột kích thích, nhiễm trùng đường ruột và suy yếu chức năng miễn dịch”.
Thay vào đó, các nhà khoa học khuyến nghị áp dụng chế độ ăn ít đường với lý do nó giúp thúc đẩy quá trình giảm mỡ mà không gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe. Với những người ăn kiêng theo chế độ Keto giảm trung bình gần 3kg trong vòng 12 tuần, còn người ăn chế độ ít đường giảm khoảng 2kg.
Theo trang New York Post, đây không phải nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu về mối liên hệ giữa chế độ ăn Keto và sức khỏe đường ruột. Nghiên cứu năm 2020 từ Đại học California, San Francisco (Mỹ) xác định rằng bifidobacteria giảm khi áp dụng chế độ ăn Keto trong thời gian ngắn.
Một phân tích từ năm 2022 cảnh báo sự suy giảm bifidobacteria có thể gây hại cho sức khỏe đại tràng, làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường type 2 và trầm cảm.
Chính vì vậy, trước khi áp dụng chế độ ăn kiêng nào bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lý giải nguyên nhân ăn Keto không phải cách giảm cân tốt nhất.
Ngứa mắt là một triệu chứng thường gặp, gây cảm giác khó chịu và khiến bạn muốn dụi mắt liên tục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Tình trạng trào ngược acid dạ dày buổi tối có thể gây ra các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, đau họng, hơi thở có mùi… Lựa chọn các đồ uống thảo mộc giúp làm giảm tình trạng khó chịu này.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự gia tăng của các ca bệnh trong những năm gần đây, việc phát triển và sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết đã trở thành một bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.
Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.
Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.