Tuy nhiên, nếu nặng và có quá nhiều đờm lại là dấu hiệu của nhiều loại bệnh, nhất là cảm cúm, cảm lạnh gây đau nhức, khó chịu cho con người.
Nguyên nhân
Dị ứng: một trong những nguyên nhân phổ biến nhất đối với bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng là do dị ứng phấn hoa, khói, ô nhiễm và thậm chí cả thực phẩm, chẳng hạn như những người không dung nạp lactose.
Tất cả các nguyên nhân trên đều có thể gây bài tiết nhiều chất nhầy từ các màng nhầy. Những người quá nhạy cảm với khói thuốc, khói và các loại, hay khí độc nên tránh tiếp xúc với các môi chất gây bệnh. Khi đi ra ngoài, nên mang khẩu trang che mũi, miệng để hạn chế tiếp xúc môi chất độc hại.
Hút thuốc: một trong những nguyên nhân chính tạo bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng cũng như đờm trong mũi. Hút thuốc kéo dài có thể gây viêm màng nhầy và làm tăng sản xuất đờn trong mũi và cổ họng. Ngoài ra, nếu vừa hút thuốc lại nghiện rượu và các loại thực phẩm chứa caffeine cũng có thể làm cho bệnh tình thêm trầm trọng.
Phản ứng thực phẩm: bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng còn do nguyên nhân ăn phải một số loại thực phẩm có thể gây phản ứng, nhất là vào giai đoạn đầu mùa cúm. Rất đa dạng như sữa và các sản phẩm đi từ sữa trứng, các sản phẩm từ lúa mì và ngũ cốc cũng có thể làm cho bệnh nhiều đờm trong cổ họng thêm trầm trọng.
Nhiễm trùng: nhiễm trùng xoang, viêm xoang là những căn bệnh gây tăng tiết nhiều chất nhầy, thực ra đây là cơ chế kháng viêm bởi chất nhầygiúp chống vi khuẩn xâm nhập nhưng có quá nhiều đờm lại là dấu hiệu của nhiễmtrùng.
Do virút: nhiễm virút được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng phát sinh bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng, như: virút gây bệnhsởi, ho gà, thủy đậu và bạch cầu đơn nhân.
Vấn đề sinh lý: bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng còn có yếutố về sinh lý, chức năng sinh lý của mũi và cổ họng bị suy yếu làm cho đờm bị kẹttrong mũi và cổ họng. Ngoài ra, còn do căn bệnh có tên vách ngăn bị lệch, căn bệnhở đó sụn làm nhiệm vụ tách mũi thành hai phần lại bị sự cố dẫn đến làm trệch đườnglưu thông của đờm.
Bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng thường xuyên gây khó chịuvà đôi khi còn chảy máu nhẹ, nó còn liên quan với các triệu chứng khác như: đaucổ họng hay viêm họng.
Vài cách phòng tránh và chữa trị
Đối với bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng người ta có thểdùng thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mũi và các loại thuốc long đờm.Nếu có nhiều đờm mà do dị ứng hoặc nhiễm trùng thì có thể điều trị bằng thuốckháng histamine. Trong trường hợp bị nhiễm trùng, các bác sĩ thường kê đơn thuốckháng sinh. Ngoài thuốc tây, để điều trị bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họngngười ta có thể áp dụng một số loại thuốc cổ truyền dưới đây:
Tinh dầu: có tác dụng loại bỏ đờm dễ dàng bằng cách massagevới các loại tinh dầu xoa trên ngực và cổ họng. Cách làm như sau: trộn một muỗngcanh dầu hoa oải hương hay tinh dầu bạc hà và húng tây, với hai muỗng canh dầu ôliu và xoa lên cổ họng vàngực của người bệnh. Thủ thuật này có tác dụng nới lỏng đờm tích trong cổ họng,giúp ho và dễ thở bằng đường mũi.
Trà thảo dược: uống các loại trà thảo dược nóng như tràchanh hoặc trà hoa cúc pha thêm chút mật ong có thể giúp long đờm, thoát đờm mộtcách tự nhiên, riêng mật ong có tác dụng giảm kích thích, giảm đau. Các loạitrà dược là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và giúp tăng cường hệ miễn dịch cũngnhư có tác dụng kháng viêm.
Tỏi và gừng: cả hai loại thực phẩm này đều có tác dụng khángviêm và long đờm. Vì vậy, nhai vài lát gừng nhỏ sẽ có tác dụng tức thì. Riêng tỏilà một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt, mỗi ngày nên ăn 5, 6 nhánh tỏi sẽ giúpngăn ngừa viêm nhiễm.
Súc miệng nước muối: súc miệng nước muối có tác dụng giảmviêm và làm dịu họng, làm nóng vùng cổ họngvà cuối cùng giúp hóa lỏng chất nhầy nhanh. Có thể bổ sung dầu bạch đàn vào nướcnóng để tạo hơi xúc miệng cũng có tác dụng giúp long đờm nhanh.
Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để nới lỏng đờm và chất nhầy.
Thổi mũi thường xuyên để ngăn chặn đờm chảy vào trong.
Hít thở trong hơi nước như trong bồn tắm, sông hơi hoặc tắmnước nóng sẽ giúp thở dễ và long đờm nhanh.
Hạn chế tiếp xúc với chất kích thích có trong chất tẩy rửagia dụng, sơn, hóa chất hoặc khói thuốc lá.
Nên ăn thức ăn cay, cải ngựa hoặc ớt để giúp dễ thở và longđờm.
Bỏ thuốc lá, bởi khói thuốc kích thích cổ họng và làm chotình trạng hô hấp thêm trầm trọng.
Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm như sữa, thực phẩm chiênnướng, nhiều đường, nhiều mỡ làm tăng sản xuất chất nhầy.
Ngoài các cách làm nói trên mọi người có thể tăng cường bài tập cho vùng ngực và phổi như thở sâu. Sẵn sàng ho và hắt hơi nếu có thể đểthoát đờm ứ trong vòm họng.
Uống trà nóng như trà bạc hà, trà chanh, cháo gàcho nhiều hành và rau thơm. Sử dụng các loại thảo dược như: rau thơm, cỏ cà ri,cam thảo và cây xô thơm... có tác dụng giúp thoát thải đờm dễ dàng. Riêng nhómphụ nữ mang thai nên tránh dùng cam thảo và cây xô thơm, bởi chúng làm tăng nguy cơ sảy thai.
Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng và điều độ. Những người mắc bệnh dị ứng thức ăn thì nên tránh xa những loại thực phẩm không hợp dễ gây bệnh. Nhóm người già nên bổ sung vitamin C, E và kẽm. Nên duy trì môi trường sống trong lành, năng vận động, tránh xa cuộc sống tĩnh tại, nằm nhiều và ngồi nhiều.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?