Phản ứng khi tiêm phòng sởi
Vắc xin phòng sởi an toàn, phần lớn các phản ứng đều lành tính và không kéo dài.
Lịch tiêm chủng phòng sởi tại một số quốc gia
Tại các nước phát triển, trẻ được khuyến cáo:
- Tiêm 2 mũi phòng sởi, mũi thứ nhất khi 12 tháng tuổi hoặc hơn. Nghiên cứu cho thấy, tiêm phòng trước 12 tháng tuổi cho tỷ lệ thành công thấp hơn do kháng thể của mẹ có thể vẫn tồn tại trong cơ thể trẻ, làm giảm hiệu quả của vắc xin từ virus sống giảm hoạt lực.
Tỷ lệ đáp ứng miễn dịch khi tiêm phòng cho trẻ 12 tháng tuổi là 96% và trẻ 15 tháng tuổi là 98%. Mũi thứ hai được thực hiện tại các độ tuổi rất khác biệt, dao động từ 15 tháng tới 9 tuổi, tùy theo quốc gia.
- Tiêm phòng sởi khi trẻ 9 tháng tuổi nếu có dự định đi tới vùng dịch. Tại một số nước, chẳng hạn như Mỹ và Úc, các trẻ này đều phải tiêm nhắc lại mũi 1 khi đủ 12 tháng tuổi và tiêm mũi thứ 2 theo lịch. Như vậy, các trẻ tiêm phòng khi 9 tháng tuổi cần có 3 mũi phòng sởi.
Tuy nhiên, với mục tiêu ngăn ngừa dịch bùng phát, tại các quốc gia có nguy cơ cao, WHO khuyến cáo tiêm 2 mũi phòng sởi, mũi đầu vào 9 tháng tuổi, mũi thứ hai tiêm cách mũi thứ nhất ít nhất 1 tháng.
Tại sao cần tiêm phòng sởi
Hiện chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu với bệnh sởi. Các biện pháp điều trị chỉ nhằm giảm nhẹ triệu chứng bệnh, ví dụ dùng thuốc hạ nhiệt để giảm sốt. Biện pháp tốt nhất để phòng sởi là tiêm chủng.
Số lượng người tiêm chủng chưa đủ cao để có thể ngăn cản virus sởi lan truyền. Không nên chờ người khác tiêm chủng để mình khỏi mắc bệnh.
Trường học là nơi rất thích hợp cho sởi lan truyền.
Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm và lan truyền sởi ở trường học
Bộ Y tế Canada khuyến cáo nếu sởi xuất hiện ở trường học:
Những biện pháp này là cần thiết và hiệu quả nhằm tránh xuất hiện những trường hợp bệnh mới và giảm sự lan truyền bệnh sởi ở trường học.
Bà mẹ mang thai duy trì một lối sống lành mạnh trong suốt thai kỳ, cũng như trước và sau đó, là chìa khóa cho cả em bé và mẹ khỏe mạnh.
Thức ăn nhanh rất tiện lợi, rẻ tiền và ngon miệng. Tuy nhiên nó thường chứa nhiều calo, chất béo, đường, muối, carbohydrate tinh chế và cholesterol. Đó là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, trong đó có bệnh tim.
Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể giúp bạn giảm mệt mỏi, tiếp thêm năng lượng để tiếp tục làm việc vào buổi chiều. Thế nhưng việc ngủ trưa quá nhiều lại có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nhiều người bệnh đái tháo đường thường bỏ qua chuối vì cho rằng loại quả này chứa nhiều đường. Tuy nhiên, trên thực tế, bạn không cần tránh ăn chuối hoàn toàn. Người bệnh đái tháo đường chỉ cần làm theo một số lời khuyên để không bỏ qua loại quả ngon, tốt cho sức khỏe này.
Suy tim sung huyết là một căn bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ có thể được kiểm soát thông qua thay đổi lối sống, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sỹ. Đọc ngay bài viết sau để biết cách điều trị và kiểm soát bệnh suy tim cho người cao tuổi.
Sốt xuất huyết là một bệnh nhiệt đới do muỗi truyền virus Dengue gây ra. Các triệu chứng thường bắt đầu từ ba đến mười bốn ngày sau khi nhiễm bệnh. Triệu chứng của sốt xuất huyết có thể bao gồm sốt cao, đau đầu, nôn mửa, đau cơ và khớp, và phát ban da đặc trưng.
Thực hiện một chế độ ăn uống bỗ dưỡng cùng những loại thực phẩm dưới đây có thể giúp hỗ trợ cho những người mắc bệnh huyết áp cao.
Những mẹo đơn giản dưới đây, sẽ giúp bạn tiếp kiệm không ít thời gian, công sức và tiền bạc mà bạn phải tiêu tốn vào những việc lặt vặt trong cuộc sống thường ngày.