n cũng chưa kịp làm quen với kiểu thức ăn mới. Điều đó cũng dễ làm con bị đau bụng, đi ngoài.
Bên cạnh đó, cKhi bị rối loạn tiêu hóa ở các bé sẽ có những biểu hiện như táo bón hoặc tiêu chảy là những biểu hiện thường gặp ở trẻ . Ngoài ra, có thể gặp một số triệu chứng khác như trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ, phân sống, trẻ lười ăn hoặc kém hấp thu…Vì vậy các mẹ cần phải biết cách phòng tránh bệnh rối loạn tiêu hóa cho bé mới đi mẫu giáo ngay từ khi trước khi bắt đầu đi học.
1. Nguyên nhân tâm lý khiến bé rối loạn tiêu hóa
Ông bà thì trách mẹ cho con đi học sớm, cho ăn quà vặt lăng nhăng ngoài đường mới ra nông nỗi này. Khổ nỗi, hết giờ học, mẹ đón Đạt về nhà luôn, không ăn quà ngoài đường. Chẳng hiểu sao con vẫn gầy xọp đi.
Mẹ chẳng biết giải thích với ông bà thế nào cả. Cả tháng trời như thế, mẹ quyết định đưa con đi khám bác sỹ. Lúc đó, bác sỹ đã chuẩn đoán con bị rối loạn tiêu hóa.
Thông thường, các bé bắt đầu tập đi mẫu giáo bị rối loạn tiêu hóa, không phải do thức ăn không vệ sinh. Đó là vì tâm lý của các con xa bố mẹ, xa ông bà, hòa nhập vào một môi trường mới hoàn toàn xa lạ nên có chút sợ sệt, lo âu. Tâm lý đó khiến bé không thấy ngon miệng khi ăn, dạ dày khó tiết dịch tiêu hóa nên con ăn vào bị đầy bụng.
Cũng không thể ngoại trừ trường hợp, trường mẫu giáo của con nấu những món con chưa được ăn ở nhà lần nào. Thực đơn, thức ăn ở trường có thể khác với cách mà bà với mẹ thường hay nấu ở nhà cho con ăn, nên coó thể các bạn của bé ở trường có thể bị hắt hơi, sổ mũi. Khi sinh hoạt tập thể với các bạn, bé có thể bị nhiễm khuẩn, điều này khiến sức đề kháng của cơ thể bé kém hơn bình thường, nên dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Khi bé đi mẫu giáo về, có những biểu hiện lạ về tiêu hóa hoặc bất kỳ một bệnh nào khác, bố mẹ nên chú ý để tìm nguyên nhân và cách khắc phục. Đặc biệt, khi con bị rối loạn tiêu hóa, sau 2 ngày không chấm dứt, tiêu chảy kéo dài, bị đầy bụng, ăn kém, lười ăn, mẹ nên gặp bác sỹ để được tư vấn.
Bố mẹ hoàn toàn có thể dễ dàng tránh và hạn chế việc bé bị rối loạn tiêu hóa bằng một vài cách sau. Tuần đầu bé đi học, mẹ có thể cho bé ăn một bữa ở trường và cố gắng xen lẫn các bữa ăn, các loại thức ăn ở nhà trong các bữa ăn hàng ngày ở trường. Mẹ có thể nấu đồ ăn ở nhà và mang đến trường, gửi các cô giáo cho con ăn. Điều này giúp bé dần dần làm quen với thức ăn mới ở trường, hạn chế rất nhiều việc bé có thể bị rối loạn tiêu hóa.
Có thể nói chuyện với các cô giáo lưu ý về cách ăn, thói quen ăn của bé, các loại thức ăn bé không thích, các loại thức ăn bé bị dị ứng, các loại thức ăn bé chưa từng được ăn. Điều này cũng để giúp cho bé làm quen dần dần với các loại thức ăn mới.
Bố mẹ luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ, nâng cao sức đề kháng sức khỏe cho con. Trong tiết trời thu đông như hiện nay, mỗi sáng sớm đi học và chiều đón con về, bố mẹ hãy giữ ấm cho con để không bị gió vào người, sổ mũi, hắt hơi.
Cho con uống nước ấm, ăn chín. Nên cho bé ăn cơm, ăn thức ăn ở nhà. Hạn chế tối đa việc ăn ở ngoài đường, quán xá dễ khiến bé bị các bệnh về đường ruột, tiêu hóa.
Bố mẹ cũng không nên quá căng thẳng và lo lắng khi bé bị rối loạn tiêu hóa. Được các bác sỹ khám và chỉ định men tiêu hóa, trong khoảng 3 – 5 ngày, bé sẽ hoàn toàn khỏi và khỏe mạnh.
3. Bí quyết giúp bé không bị rối loạn tiêu hóa
Suốt cả tuần nay, chị Liên lao đao vì cu Bim liên tục bị táo bón, mặt mày ủ rũ, ăn uống thì bỏ bê… Mang con tới bác sĩ, chị mới biết con bị rối loạn tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa – một trong những bệnh phổ biến nhất gây rắc rối, cản trở quá trình sinh trưởng và phát triển đến con yêu của bạn. Những triệu chứng của trẻ bị rối loạn tiêu hóa: đau bụng, táo bón, buồn bã, phát hiện có ký sinh trùng đường ruột, biểu hiện buồn nôn, ngộ độc, dị ứng thức ăn…
- Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn và kéo dài sẽ giúp tránh các vấn đề về rối loạn tiêu hóa do trẻ được tăng cường hệ thống miễn dịch của mình thông qua các dưỡng chất có trong sữa mẹ.
- Cho con sử dụng những loại thực phẩm bổ sung không được sớm hơn khi con chưa được 6 tháng tuổi, vì sau thời thời gian này cơ thể của con mới bắt tiếp nhận được sản phẩm mới
- Dinh dưỡng hợp lí – một trong những yếu tố quan trọng nhất để con phát triển hài hòa mà không gặp phải trở ngại sức khỏe nào. Để tránh con gặp phải rắc rối với vấn đề với đường tiêu hóa, trước tiên các mẹ phải tạo ra một thực đơn đa dạng, lành mạnh và an toàn đáp ứng các nhu cầu của trẻ theo độ tuổi, cân nặng, và các đặc điểm cá nhân.
- Chế độ ăn uống. Các mẹ hãy lựa chọn các loại thực phẩm hữu ích và giàu vitamin để có thể chế biến cho con mình trong các bữa ăn nhằm mang lại cảm giác ngon miệng cho trẻ. Tránh lựa chọn những thực phẩm trẻ cần nhiều thời gian để ăn bởi hầu hết trẻ nhỏ đều rất ngại phải nhai nhiều.
- Nếu con còn nhỏ các mẹ hãy cố gắng cho con bú trong suốt thời gian đó, đừng vội cho con ăn thực phẩm bổ sung bởi có thể đó sẽ là nguyên nhận khiến con bị rối loạn tiêu hóa.
- Các mẹ cũng nên cân đối thời gian nghỉ giữa các bữa ăn, cũng như tránh để con ăn vặt thường xuyên vì có thể những điều này sẽ dẫn đến việc con bị rối loạn đường tiêu hóa.
- Theo dõi chặt chẽ phân của trẻ. Đây là việc mà các mẹ phải thường xuyên lưu ý vì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, triệu chứng đầu tiên để phát hiện ra đó là dựa vào phân của trẻ. Khi các mẹ có sự nghi ngờ con bị rối loạn tiêu hóa, hãy mang mẫu phân của con tới gặp các bác sĩ nhi khoa để xác định mức độ rối loạn tiêu hóa của con bạn.
-Tôn trọng các quy tắc cơ bản về vệ sinh. Các mẹ hãy luôn luôn rửa tay, vệ sinh cá nhân cho con yêu của mình thường xuyên trong ngày, để ngăn ngừa ô nhiễm thực phẩm và đồ dùng của trẻ.
- Ngoài ra mẹ hãy sử dụng các sản phẩm sữa lên men có chứa nhiều loại vi sinh vật có tác dụng có lợi cho hệ tiêu hóa của con. Vì đây là những vi sinh vật giúp hình thành vi khuẩn có lợi cho đường ruột, có trách nhiệm bảo vệ cơ thể khỏi các rối loạn đường ruột, tránh bị táo bón…
- Các mẹ cũng có thể cho trẻ ăn sữa chua vì trong sữa chua có tiền tố bifidobacteria góp phần vào sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa của trẻ. Từ đó làm tăng tiết acid dạ dày, cải thiện sự ngon miệng cho trẻ.
Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý là các sản phẩm sữa phải đặc biệt phù hợp cho trẻ nhỏ.
Phòng tránh bệnh rối loạn tiêu hóa cho bé mới đi mẫu giáo là việc làm cần thiết mà các mẹ phải đặt biệt chú ý khi bé mới bắt đầu làm quen với môi trường bên ngoài. Hy vọng với bài viết này sẽ góp phần giúp cho con bạn luôn khỏe mạnh.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.