Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phòng bệnh ho gà ở trẻ

Nhiều năm trở lại đây ít người dân quan tâm đến bệnh ho gà, thậm chí có người nghĩ bệnh đã được loại trừ từ lâu. Vì vậy, nhiều bậc cha mẹ chủ quan không cho con tiêm văc-xin phòng bệnh ho gà.

Phòng bệnh ho gà ở trẻ em

Nhiều năm trở lại đây ít người dân quan tâm đến bệnh ho gà, thậm chí có người nghĩ bệnh đã được loại trừ từ lâu. Vì vậy, nhiều bậc cha mẹ chủ quan không cho con tiêm văc-xin phòng bệnh ho gà.  Tuy nhiên, ho gà là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây  tử vong và ở nước ta vẫn rải rác có người mắc bệnh.

Nhiều trẻ mắc ho gà vì không tiêm phòng

Một tháng trở lại đây, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận nhiều trẻ nhỏ vào viện trong tình trạng suy hô hấp do ho gà dai dẳng. Điều đáng nói là các bé này đều không được gia đình tiêm đầy đủ vắc-xin phòng bệnh. Điển hình là bé  V. P. D. 2 tháng tuổi ở Hải Phòng vừa được ra viện sau 2 tuần điều trị thở ôxy tại khoa Hô hấp. Theo lời người nhà, cách đây 1 tháng, bé D. ho từng cơn rũ rượi, tiếng thở rít, sau cơn ho xuất hiện tím tái, thỉnh thoảng có cơn ngừng thở. Tại bệnh viện tỉnh, cháu được chẩn đoán viêm phế quản phổi và điều trị trong 10 ngày. Tuy nhiên, do bệnh tình không thuyên giảm, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Qua thăm khám và chụp X quang phổi, các bác sĩ nhận thấy cháu có bội nhiễm viêm phế quản, xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng cao, xét nghiệm dịch mũi họng cho kết quả dương tính với virut ho gà. Gia đình cho biết cháu D. chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh này.

Tiêm phòng vắc-xin “5 trong 1” cho trẻ tại Trạm Y tế phường Trần Hưng Đạo (TP. Hạ Long - Quảng Ninh). Ảnh: Thu Nguyệt

Bệnh dễ lây lan

Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn ho gà gây nên. Bệnh lây theo đường hô hấp, lây lan mạnh nhất trong 1 - 2 tuần đầu của bệnh. Do vi khuẩn có trong những hạt nước bọt bắn ra từ mũi, miệng bệnh nhân khi ho, hắt hơi trực tiếp sang người lành. Theo nghiên cứu, ho gà chủ yếu lây lan do tiếp xúc với người mang mầm bệnh ngay trong nhà (70 - 100%) hơn là tại trường học (25 - 50%). Trẻ em, người không tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ dễ bị mắc bệnh ho gà và có nhiều nguy cơ bị bệnh nặng. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa lạnh  nhất là mùa  đông xuân. Vì trong những ngày thời tiết thường xuyên ẩm ướt không khí không nóng cũng không lạnh chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn ho gà sinh sôi và phát triển.

Nguyên nhân chính gây bệnh ho gà là do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis đi vào đường hô hấp trên rồi sau đó khu trú và phát triển ở đường thanh quản, khí quản, ở đó vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố Pertussis toxin - đây là loại protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết

Thời kỳ ủ bệnh trung bình 5 - 12 ngày; thời kỳ khởi phát (hay còn gọi giai đoạn xuất tiết, giai đoạn viêm long): Thường từ 3 - 14 ngày với các biểu hiện sốt nhẹ, từ từ tăng dần kèm theo các biểu hiện ho khan, hắt hơi, chảy nước mũi, đau rát họng, dần dần chuyển thành ho cơn; Thời kỳ toàn phát (hay giai đoạn co thắt, giai đoạn ho cơn): Thường kéo dài 1 - 2 tuần. Xuất hiện những cơn ho điển hình, ho nhiều về đêm. Cơn ho diễn biến qua 3 giai đoạn: Ho, thở rít vào và khạc đờm.

Ở giai đoạn đầu, bệnh thường biểu hiện bằng ho nhẹ. Sau ho sẽ nặng dần theo từng cơn và kéo dài cả vài tháng nếu không điều trị. Trong thời kỳ này trẻ có những cơn ho kéo dài, ho rũ rượi không ngừng khiến người bệnh bị chảy nước mắt, nước mũi. Các giai đoạn ho nặng kèm theo thở rít vào và thường xuất hiện cuối cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho, trẻ thở rít vào nghe như tiếng gà rít. Tiếp theo là khạc đờm, biểu hiện là đờm trắng, màu trong, dính như lòng trắng trứng là lúc kết thúc một cơn ho.  Sau mỗi cơn ho trẻ mệt mỏi, có thể nôn, vã mồ hôi, mạch nhanh, thở nhanh. Kèm theo có thể thấy một số triệu chứng sau: Sốt nhẹ hoặc hoặc không sốt, mặt và mi mắt nặng. Một số trẻ nặng sau cơn ho làm trẻ đỏ bừng mặt hay tím tái cả người do bị suy hô hấp, bệnh nhân có thể tử vong vì bị nghẹt thở.

Nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh ho gà gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo thống kê biến chứng chiếm khoảng 5 - 6%, tập trung ở trẻ dưới 6 tháng. Nhiễm trùng là biến chứng chính với biểu hiện bệnh viêm phế quản, giãn phế quản, viêm phổi, viêm tai, trong đó viêm phổi thường gặp nhất và gây tử vong cao.

Nhân viên y tế điều trị cho trẻ mắc bệnh ho gà tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tiếp theo là biến chứng thần kinh thường xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng tuổi với triệu chứng co giật, bệnh lý não (tỷ lệ 0,9/100.000 ca). Trẻ sốt rất cao, li bì, hôn mê, co giật. Nếu được cấp cứu có thể để lại di chứng như liệt nửa người, liệt một chi, liệt dây thần kinh so não hoặc rối loạn tâm thần. Biến chứng do tăng áp lực ở lồng ngực hay bụng sẽ gây xuất huyết (mắt, mặt, mũi, nội sọ), tràn khí dưới da, tràn khí màng phổi, thoát vị rốn - bẹn, sa trực tràng. Nhiều trường hợp trẻ còn bị mất nước, sụt cân.  Những trường hợp trẻ bị ho gà dẫn đến tử vong, nguyên nhân thường do bị viêm phổi, hít sặc (tập trung chủ yếu ở trẻ dưới một tuổi chiếm 3/4).

Phòng bệnh

Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ  là biện pháp hiệu quả giúp giảm số trường hợp mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt đối với trẻ em, có thể bảo vệ được 90-95% trẻ. Ở nước ta, sau khi Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia được triển khai, tất cả trẻ dưới 1 tuổi được gây miễn dịch cơ bản bằng 3 liều vắc-xin DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván) và có thể tiêm bổ sung cho trẻ trên 18 tháng tuổi bằng 1 mũi vắc-xin DPT (mũi  thứ 4). Hiện nay, trẻ dưới 1 tuổi được tiêm 1 liều vắc-xin 5 trong một (gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan b, viêm màng não do Haemophilus Influenzae).

Để phòng bệnh ho gà và các bệnh lây nhiễm cho trẻ, cần tránh cho trẻ tiếp xúc với những đối tượng nghi ngờ mắc bệnh. Khi chăm sóc, tiếp xúc gần với trẻ, người lớn cần thường xuyên rửa tay xà phòng, vệ sinh răng miệng, mũi họng để phòng nguy cơ lây truyền bệnh cho trẻ. Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, càng nên hạn chế tiếp xúc đông người, vì có thể lây nhiễm nhiều loại vi-rút nguy hiểm.

Khi thấy trẻ nghi ngờ mắc bệnh cần cách ly trẻ với những trẻ khác (kể cả trẻ đã được tiêm phòng) và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ bị biến chứng.

Bác sĩ Nguyễn Văn Quang - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm