Mộng du: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Những người bị mộng du có thể sẽ nhảy ra khỏi giường, đi lại loanh quanh hoặc có những hành động kỳ quặc, từ việc ăn uống, sắp xếp lại đồ đạc trong nhà cho đến việc lái xe bỏ nhà đi. Những người bị mộng du thường không nhớ gì về những việc họ đã làm sau khi thức dậy.
Nguyên nhân của mộng du hiện chưa được hiểu rõ, nhưng hiếm khi mộng du là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe hoặc tâm lý tiềm tàng. Điều trị mộng du chủ yếu tập trung vào việc cải thiện giấc ngủ, xác định và kiểm soát các nguyên nhân có thể gây ra mộng du và giữ người bị mộng du an toàn.
Mộng du là gì?
Mộng du là một dạng rối loạn giấc ngủ, xảy ra ngoài mong muốn trong khi ngủ. Những dạng rối loạn giấc ngủ khác bao gồm bóng đè, nửa tỉnh nửa mơ và những cơn sợ hãi ban đêm.
Mộng du là một rối loạn của nhận thức xảy ra khi não bộ chìm sâu vào giai đoạn mắt không chuyển động nhanh (NREM – giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ). Mộng du là lỗi về mặt thời gian và cân bằng, có một nguyên nhân nào đó làm bộ não thức tỉnh khỏi giấc ngủ sâu và rơi vào trạng thái giữa tỉnh và thức. Mộng du có thể diễn ra từ vài phút cho đến một tiếng.
Những người bị mộng du thường tỉnh giấc trong khi ngủ và thường sẽ bị định hướng sai và lú lẫn. Tâm trí của những người bị mộng du thì ngủ nhưng cơ thể của họ lại thức, do vậy, họ có thể thực hiện những hành vi phức tạp như ăn, đi bộ loanh quanh hoặc tham gia vào một cuộc hội thoại. Trong quá trình mộng du, người bị mộng du sẽ bị giảm nhận thức và đáp ứng với môi trường xung quanh. Bởi vậy, họ thường trở nên vụng về và có thể trèo lên đồ nội thất, đi vào trong gương, đi qua cửa sổ hoặc ngã cầu thang, và có thể để lại những chấn thương.
Tần suất mộng du khác nhau giữa mỗi người. Có người rất hiếm khi mới bị mộng du nhưng cũng có người có thể mộng du vài ba lần trong một đêm. Quá trình chính của mộng du thường không để lại tổn hại hoặc chấn thương tai nạn gì. Người bị mộng du thường sẽ quay trở lại giường ngủ mà không gặp tai nạn gì, hoặc, họ cũng có thể tỉnh dậy và thấy mình đang ở đâu đó trong nhà.
Nguyên nhân của mộng du
Nguyên nhân chính xác của mộng du chưa được hiểu rõ, mặc dù các nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ thường dễ bị mộng du hơn do não bộ của trẻ còn đang trong quá trình trưởng thành.
Những nguyên nhân đã được biết đến của hiện tượng mộng du:
- Các rối loạn giấc ngủ kèm theo, đặc biệt là chứng chưng thở khi ngủ.
- Thiếu ngủ
- Uống rượu
- Sốt hoặc ốm
- Đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai
- Luyện tập thể thao quá sức hoặc quá mệt mỏi
- Các kích thích từ môi trường
- Đầy bàng quang
- Ngủ ở một môi trường lạ
- Căng thẳng
- Sự lo sợ của trẻ nhỏ
- Các loại thuố như phenothiazine, chloral hydrate, zolpidem và lithium.
Một số tình trạng bệnh lý như đột quỵ, chấn thương vùng đâu, đau nửa đầu hoặc rối loạn co giật cũng có thể dẫn đến mộng du.
Dấu hiệu và triệu chứng mộng du
Mộng du là một khái niệm chung, chỉ tất cả các hành động bất thường khi ngủ. Một số hành động có thể rất kỳ quái và gây nguy hiểm đến tính mạng như lái xe hoặc sử dụng vũ khí.
Các ví dụ về mộng du:
- Ngồi dậy trên giường và nhìn trân trân vào khoảng không trước mặt
- Đi loanh quanh phòng hoặc quanh nhà
- Đi tiểu sai chỗ (ví dụ như trong tủ quần áo hoặc tủ lạnh)
- Sắp xếp lại nội thất trong nhà
- Trèo qua cửa sổ
- Đi ra khỏi nhà
- Lái xe
- Tham gia các hoạt động tình dục
Những người bị mộng du thường rơi vào trạng thái biến đổi ý thức và suy giảm khả năng phán đoán. Khi nói về hành vi mộng du của họ vào ngày hôm sau, họ có thể sẽ chết lặng hoặc không có hồi ức gì về hành vi vào ban đêm của họ. Một số người mộng du có xu hướng nhớ lại các hiện tượng một cách chắp vá hoặc chỉ có một ấn tượng mơ hồ về việc mộng du của họ.
Điều trị và dự phòng mộng du
Mặc dù chất lượng giấc ngủ thường không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng mộng du, nhưng mộng du lặp lại nhiều lần không chỉ gây lo lắng cho người bị mộng du và gia đình mà còn làm tổn hại đến chính người mộng du.
Mộng du không thường xuyên ( 1-2 lần trong đêm) không cần phải điều trị nhưng phải bảo đàm rằng đó là những hiện tượng mộng du an toàn và có thể tự biến mất.
Bởi mộng du có thể gây ra các tai nạn và tự làm tổn thương chính minh, nên các biện pháp an toàn cần được thực hiện. Các biện pháp này bao gồm:
- Khóa chặt cửa sổ và cửa ra vào dẫn ra ngoài
- Đặt đệm trực tiếp lên sàn nhà hoặc dùng túi ngủ
- Giữ chỗ ngủ gọn gàng và loại bỏ các vật dụng có thể gây nguy hiểm ra khỏi phòng ngủ như gương và các vật cản trên sàn.
- Giữ vũ khí và các chất gây cháy nổ trong tủ khóa hoặc ngoài tầm với
- Dùng phòng ngủ ở tầng trệt trong căn nhà có nhiều tầng
- Cài đặt một chuông báo thức ở cửa phòng ngủ
- Thiết kế phần trên cùng của cầu thang có rào chắn
Không phải tất cả các hiện tượng mộng du có thể ngăn chặn được. Tuy nhiên, việc giảm tần suất hiện tượng mộng du là rất quan trọng. Bởi vậy, hãy chú ý và cố gắng kiểm soát các nguyên nhân có thể gây mộng du
Kiểm soát mộng du bao gồm:
- Thực hiện đúng thời gian biểu đi ngủ hàng ngày và ngủ đủ giấc
- Đảm bảo môi trường thoải mái khi ngủ, với nhiệt độ vừa phải, giường thoải mái và rèm cửa tối màu
- Kiểm soát và loại bỏ căng thẳng là rất cần thiết để kiểm soát mộng du
- Kiểm soát việc sử dụng thuốc.
- Điều trị bất cứ rối loạn giấc ngủ nào mà bạn mắc phải như hội chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên khi ngủ hoặc các tình trạng bệnh lý khác như trào ngược dạ dày thực quản, trầm cảm, lo âu. Những việc này có thể giúp bạn giảm tần xuất mộng du.
Một số sự thật thú vị về mộng du
Mộng du xảy ra với khoảng 15% trẻ em trong độ tuổi từ 8-12 tuổi và thường tự mất đi khi trưởng thành
Trẻ em mộng du thường sẽ nói trong khi ngủ và có những nỗi sợ hãi ban đêm
Với đa số trẻ em, không cần tiết phải điều trị mộng du. Đứa trẻ thường sẽ không nhận thức được hiện tượng mộng du khi nó xảy ra và cũng sẽ không nhớ gì vào buổi sáng hôm sau.
Khoảng 20% số trường hợp vẫn sẽ bị mộng du khi trưởng thành.
Mộng du ở tuổi trưởng thành ảnh hưởng đến khoảng 2.5% dân số nói chung.
Cứ 3 người thì sẽ có 1 người bị mộng du vào một thời điểm nào đó trong đời.
Một người sẽ có nguy cơ bị mộng du cao hơn gấp 10 lần hoặc thậm chí nhiều hơn so với những người khác nếu cha hoặc mẹ họ hoặc cả hai đều là những người mộng du.
Căng thẳng đóng vai trò rất quan trọng trọng việc gây ra mộng du
Dùng thuốc và rượu có liên quan đến các hành động mộng du.
Người bị mộng du nên được giữ an toàn và được hướng dẫn quay về giường ngủ mà không nên bị đánh thức.
Tham khảo thêm bài viết: Một nghìn lẻ một bí mật về giấc ngủ
Bệnh loãng xương là tình trạng mất khối lượng và chất lượng xương. Theo thống kê của Quỹ loãng xương quốc gia Hoa Kỳ, bệnh ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu người tại Hoa Kỳ, trong đó 80% là phụ nữ.
Nghiên cứu cho thấy, năm 44 tuổi và 60 tuổi là hai mốc thời gian khiến cơ thể người lão hóa nhanh chóng. Vì thế ngay từ sớm, người ngoài 40 tuổi cần tập thể dục kháng lực để đẩy lùi tốc độ lão hóa.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người thường xuyên uống nước ngọt có gas có nguy cơ đột quỵ cao hơn 22% so với những người không uống.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm mũi họng mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ nên nắm rõ nguyên tắc chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng để con nhanh khỏi bệnh.
HIV tấn công hệ thống miễn dịch của bạn, khiến bạn khó chống lại những yếu tố có thể khiến bạn bị bệnh. Khi virus làm suy yếu khả năng phòng vệ tự nhiên của bạn, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu trên khắp cơ thể.
Sốt là biểu hiện thường gặp khi cơ thể trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc bất kỳ tác nhân gây bệnh nào. Cha mẹ nên bình tĩnh theo dõi thân nhiệt của con để đưa ra hướng xử trí phù hợp.
Nhiều người đã nghe nói ăn sushi tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, liệu điều này có đúng không dưới góc nhìn của các chuyên gia dinh dưỡng?.
Trẻ bị viêm họng sốt cao thường do thay đổi thời tiết, độ ẩm cao, môi trường nhiều vi khuẩn, virus. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy, cha mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị sốt cao do viêm họng?