Các phương pháp điều trị mới đã biến việc dương tính với HIV trở thành một tình trạng mãn tính đối với nhiều người. Với lối sống lành mạnh và chăm sóc y tế đúng đắn, nhiều người dương tính với HIV đang sống cuộc sống khoẻ mạnh. Tuy nhiên, việc biết bản thân dương tính với HIV có thể khiến bất kì ai choáng váng. Nên đi đâu để được giúp đỡ? Nên nói với ai? Nên làm gì trước tiên? Dưới đây là một số hướng dẫn để giúp những người HIV dương tính vượt qua thời gian khó khăn này.
Hãy đến gặp bác sĩ chuyên về HIV và AIDS ngay lập tức
Sau khi biết mình mắc HIV, sự lo sợ về tương lai có thể gây khó khăn để hành động. Nhưng khi biết mình dương tính với HIV, hãy đi gặp bác sĩ có kinh nghiệm về HIV và AIDS ngay khi có thể. Đừng trì hoãn. Bác sĩ sẽ tiến hành các bài kiểm tra để xem hệ thống miễn dịch hoạt động tốt như thế nào, HIV tiến triển nhanh như thế nào và sức khỏe tổng thể ra sao. Với thông tin cần thiết, bác sĩ có thể làm việc cùng người mắc HIV để tạo ra kế hoạch điều trị tốt nhất, bao gồm khi nào và cách nào để bắt đầu điều trị. Các loại thuốc HIV thường có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của HIV thành AIDS. Nếu không điều trị, HIV có thể dẫn đến bệnh nặng và tử vong.
Tìm hiểu ý nghĩa của việc dương tính với HIV
Thông tin là sức mạnh, đặc biệt là khi thông tin đó có thể cứu sống người khác. Hãy làm những bước sau để hỗ trợ chăm sóc bản thân.
Đọc và tìm hiểu về HIV qua các nguồn tin chính thống.
Tìm kiếm thông tin từ các tổ chức giáo dục của chính phủ hoặc phi lợi nhuận tập trung vào HIV và AIDS.
Tìm hiểu về các phương pháp điều trị HIV thí nghiệm và tiêu chuẩn, cũng như các tác dụng phụ của chúng.
Trò chuyện với những người cũng là người dương tính với HIV.
Tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ cho người dương tính với HIV
Nhiều người có thể giúp về mặt hỗ trợ cảm xúc và thể chất để đối phó với việc được chẩn đoán mắc HIV. Tìm kiếm sự giúp đỡ - dù đó là cuộc hẹn với bác sĩ hoặc chỉ đơn giản là tìm được một người lắng nghe đồng cảm. Dưới đây là một số bước ai cũng có thể thực hiện ngay lập tức:
- Hỏi bác sĩ của bạn về các nhóm hỗ trợ HIV và AIDS địa phương. Hoặc yêu cầu được giới thiệu đến một chuyên gia tâm lý, một nhà tâm thần học hoặc nhà làm việc xã hội lâm sàng.
- Tìm kiếm các diễn đàn hoặc phòng trò chuyện trực tuyến. Thảo luận với bác sĩ về thông tin nhận được từ các nguồn này. Một số thông tin là chính xác; một số không phải.
- Tìm kiếm một dịch vụ tư vấn qua mạng bằng cách tìm kiếm trực tuyến với từ khóa "Các dịch vụ giáo dục và hỗ trợ về AIDS, HIV" hoặc "Tổ chức dịch vụ xã hội." Một người ở đường dây nóng có thể cung cấp lời khuyên thực tế hoặc hỗ trợ cảm xúc qua điện thoại. Họ cũng có thể giới thiệu đến các tổ chức tự giúp đỡ HIV và AIDS địa phương.
Thông báo cho một số người
Không cần phải chia sẻ việc bản thân mắc HIV với tất cả mọi người, nhưng một số người có thể có quyền pháp lý để biết. Thông báo cho những người cần biết một cách chủ động cũng có thể cải thiện tình hình.
- Bạn tình. Ngay cả khi điều này không bắt buộc, hãy xem xét việc thông báo tình trạng HIV cho những người mà có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của họ.
- Người dùng kim tiêm chung: bắt buộc phải tiết lộ tình trạng HIV của mình cho bất kỳ ai chia sẻ chung kim để tiêm thuốc hay chất kích thích.
- Các chuyên gia y tế. Ngoại trừ bác sĩ HIV, hầu như người mắc không bao giờ được yêu cầu thông báo với các bác sĩ khác, nha sĩ, y tá hoặc các chuyên gia y tế khác. Nhưng họ có thể chăm sóc người mắc HIV tốt hơn nếu họ có một cái nhìn tổng quan về tình trạng của đối tượng mắc HIV.
- Gia đình và bạn bè: Phần lớn, điều này là quyết định riêng của người mắc HIV dương tính. Nhưng việc mở lòng về tình trạng HIV có thể mang lại sự hỗ trợ cảm xúc và nhiều sự hỗ trợ khác, cũng như giúp đỡ trong quá trình điều trị hoặc tình huống khẩn cấp y tế.
- Môi trường làm việc. Sếp và công ty không có quyền biết về tình trạng HIV trừ khi có lo ngại hợp lý về tiếp xúc ngẫu nhiên với máu và các vấn đề an toàn khác. Nếu lo lắng về việc bị phân biệt đối xử, thì có thể tốt nhất là không nói.
Bảo vệ người khác không bị dương tính với HIV
Người dương tính với HIV có thể truyền virus cho người khác, ngay cả khi bản thân người mắc không cảm thấy ốm. Điều này có thể xảy ra thông qua quan hệ tình dục không bảo vệ hoặc do dùng chung kim tiêm. Sử dụng bao cao su và dùng riêng kim tiêm sạch sẽ để ngăn chặn lây lan. Bằng cách này, người mắc cũng có thể bảo vệ bản thân khỏi các chủng khác của HIV. Trên hết, tuyệt đối không hiến máu.
Phụ nữ có thể lây nhiễm HIV cho con của mình trong thai kỳ, khi sinh, hoặc khi cho con bú. Hỏi bác sĩ những gì mình có thể làm để bảo vệ con của mình. Phương pháp điều trị đúng đắn đã gần như làm giảm thiểu hoàn toàn sự lây nhiễm cho trẻ sơ sinh.
Tìm hiểu về: HIV ở trẻ em và những điều bạn cần biết
Bạn tình không bị nhiễm có thể uống một viên thuốc hàng ngày gọi là PrEP (phòng ngừa trước phơi nhiễm) để có thêm bảo vệ chống lại HIV. PrEP hiện cũng có sẵn dưới dạng tiêm hàng tháng (hai tháng tiêm một lần).
Một ưu điểm lớn của việc bắt đầu điều trị HIV, ngoài việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, là những người có lượng virus không phát hiện được sẽ không truyền HIV cho người khác (ít nhất là qua đường tình dục). Tuy nhiên, việc sử dụng bao cao su luôn nên được xem xét do có thể có những sơ suất trong việc điều trị (trong đó có thể lây HIV cho người khác) và khả năng lây truyền (hai chiều) của các bệnh nhiễm trùng khác.
Kiểm tra sức khỏe
Hãy giữ các cuộc hẹn với bác sĩ, làm xét nghiệm máu mỗi vài tháng, đặc biệt là trong năm đầu tiên. Các xét nghiệm này theo dõi mức độ nhiễm virus HIV, cho biết thuốc HIV của bạn hoạt động như thế nào, và chỉ số CD4 cho biết hệ thống miễn dịch phản ứng ra sao với điều trị. Các cuộc hẹn cũng sẽ tạo cơ hội để giải đáp thắc mắc với bác sĩ.
Chú ý đến các biến chứng
Nếu không được điều trị, HIV sẽ làm yếu hệ thống miễn dịch của bạn, vì vậy bạn có thể mắc bệnh thường xuyên hơn hoặc bị bệnh nặng hơn so với những người không mắc HIV. Danh sách các bệnh nhiễm trùng cơ hội mà bạn có thể gặp bao gồm viêm phổi, tiêu chảy và lao.
Hãy chú ý đến bất kỳ triệu chứng nào cần được kiểm tra bởi bác sĩ, bao gồm:
Chấp nhận sự thay đổi mới của bản thân
Sống với HIV đánh dấu một chương mới trong cuộc đời của họ. Nhưng nếu tuân thủ việc dùng thuốc HIV theo chỉ định, người mắc vẫn sẽ là một cuộc sống khỏe mạnh, tích cực và đầy ý nghĩa như trước đây. Hãy ưu tiên chăm sóc cơ thể và tâm trí. Tìm sự giúp đỡ nếu bạn có dấu hiệu trầm cảm, và duy trì sự kết nối với những người yêu thương, sẵn lòng hỗ trợ và giúp đỡ.
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.
Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.
Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?
Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.