Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Pha sai tỷ lệ oresol dễ gây ngộ độc

Trẻ bị mất nước và chất điện giải do tiêu chảy, nôn hoặc sốt cần được bù dịch càng sớm càng tốt để tránh những hậu họa khôn lường là điều hết sức cần thiết, trong đó oresol (ORS) là dung dịch được lựa chọn hàng đầu. Tuy vậy, nếu ORS pha sai tỷ lệ (đặc quá) có thể làm cho trẻ bị ngộ độc muối.

Có ba loại dịch thường được dùng để bù cho trẻ khi cần thiết, đó là ORS có chứa natri, kali, đường và nước; dung dịch ringer lactate chứa natri, kali, naricacbonat, H20 và dung dịch natricacbonat. Trong đó, ORS là loại thông dụng nhất do được pha thành dung dịch để cho trẻ uống, hai loại còn lại là dung dịch để truyền tĩnh mạch khi thật cần thiết (do bác sĩ điều trị chỉ định dùng).

Việc bù dịch như thế nào, cho dùng loại gì là do bác sĩ khám bệnh chỉ định (nếu trẻ được khám bệnh khi sốt, tiêu chảy, nôn nhiều, bỏng nặng…). Trong trường hợp trẻ còn uống tốt, thường được bác sĩ chỉ định dùng ORS. Tuy vậy, để dùng đúng, bù dịch kịp thời cho trẻ.

pha-sai-ty-le-oresol-de-gay-ngo-doc-1

Trẻ bị ngộ độc muối do uống dung dịch oresol pha quá đặc.

Tại sao trẻ có thể bị ngộ độc muối khi uống ORS?

Trẻ bị ngộ độc muối xảy ra khi uống phải dung dịch ORS pha quá đặc. ORS pha vào nước theo đúng quy định khi cho trẻ uống sẽ có tác dụng bù lượng nước, muối, đường đã mất. Nhưng nếu pha không đúng quy định sẽ càng gây rối loạn nước và chất điện giải, tình trạng tiêu chảy hoặc sốt, hoặc nôn… càng nặng hơn và trẻ có thể tử vong do mất chất điện giải, truỵ tim mạch. Khi pha quá đặc, người lớn uống thấy mặn có thể nhổ ra ngay nhưng với trẻ nhỏ vẫn uống bình thường. Vì mặn nên càng uống trẻ càng khát, càng khát lại càng đòi uống và được cho uống dung dịch ORS nhiều hơn, khiến trẻ rất dễ bị ngộ độc muối. Do lượng muối đi vào máu nhiều hơn bình thường, áp lực thẩm thấu của máu cao lên, nước từ trong tế bào đi ra ngoài nhiều hơn, vì thế màng tế bào sẽ bị teo lại dẫn đến hiện tượng da nhăn, môi khô, mắt trũng, niêm mạc lưỡi khô, nước tiểu ít, đặc biệt là sốt cao không rõ nguyên nhân, rối loạn nhịp thở, kèm theo các biểu hiện thần kinh nổi bật như rối loạn tri giác (kiểu ngủ gà xen kẽ với từng cơn kích thích vật vã, co giật, tăng phản xạ gân xương...). Nguy hiểm nhất là gây phù não cấp dẫn đến hôn mê.

Nên làm gì khi nghi trẻ ngộ độc muối?

Khi dùng dung dịch ORS để bù nước và muối cho trẻ tiêu chảy, sốt, nếu thấy các dấu hiệu như vừa nêu (khát dữ dội, môi khô, mắt trũng, ngủ gà hoặc sốt, co giật….) cần ngừng không cho trẻ uống thêm dung dịch ORS và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu vì trẻ có thể bị ngộ độc muối do uống dung dịch ORS pha đặc quá. Người nhà của trẻ hoặc cô nuôi dạy trẻ không nên cho trẻ uống tiếp dung dịch ORS khi trẻ khát, đòi uống bởi tính mạng của trẻ có thể bị đe dọa nếu tiếp tục cho uống ORS pha đặc quá.

Cách pha đúng chuẩn dung dịch ORS

Cần đọc kỹ hướng dẫn cách pha của gói thuốc về lượng nước phù hợp. Cụ thể, nếu gói ORS hướng dẫn pha với 200ml, cần pha đủ 200ml nước; hướng dẫn pha với 500ml, phải pha đủ với 500ml nước hoặc pha 1.000ml (1 lít) phải đủ 1.000ml mới đạt nồng độ thẩm thấu phù hợp cho trẻ. Như vậy, để pha đúng tỷ lệ cần phải có dụng cụ đo (cốc thủy tinh 200ml có chia vạch hoặc cốc thuỷ tinh 500ml, có chia vạch, tốt nhất là cốc 1.000ml, có chia vạch).

Nếu pha quá loãng giá trị cung cấp điện giải sẽ kém đi, không có tác dụng bù nước và nuối. Nếu pha đậm đặc với ít nước sẽ khiến trẻ bị ngộ độc muối rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Cần lưu ý là không được chia gói ORS ra làm nhiều phần, làm như vậy sẽ làm sai lệch tỷ lệ các chất có trong gói thuốc ORS và khi uống ORS sẽ không có tác dụng chữa bệnh (bù nước và chất điện giải).

Cần dùng nước đun sôi để nguội để pha, sau khi khuấy tan hết hoàn toàn thuốc ORS trong nước rồi mới cho trẻ uống. Tuyệt đối không được pha thuốc với sữa, nước trái cây, không cho thêm đường hoặc các loại thuốc khác.

Không pha ORS với nước khoáng, bởi vì trong các loại nước khoáng đã có sẵn các thành phần muối làm sai lệch nồng độ của thuốc sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc tăng khả năng ngộ độc muối, không nên dùng các thực phẩm chức năng bù nước điện giải thay thế ORS.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tìm hiểu về chứng rối loạn điện giải

ThS.BS. Bùi Mai Hương - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm