Hãy cảnh giác với những siêu vi trùng
Vi khuẩn là những chuyên gia trong việc thích nghi nhanh chóng với các loại thuốc dùng để tiêu diệt chúng. Do vậy, khi điều trị bằng kháng sinh nếu không sử dụng đúng liều hoặc không đủ thời gian khuyến cáo thì quá trình điều trị đó không có tác dụng, hoặc những loại vi khuẩn này có thể quay trở lại mạnh mẽ hơn.
May mắn thay, vẫn còn có cách để hạn chế tình trạng kháng thuốc. Dưới đây là 7 loại khuẩn kháng thuốc nguy hiểm nhất, và cách để phòng tránh chúng.
Clostridium Difficile (C.diff)
Theo một nghiên cứu trên tạp chí y khoa New England, C.diff gây ra trên 450.000 ca nhiễm khuẩn đường ruột mỗi năm ở Hoa Kì. Ngoài ra, còn có những bằng chứng cho thấy việc bổ sung men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa nhiễm C.diff trong quá trình sử dụng kháng sinh.
C.diff cũng có thể được lây truyền qua việc sử dụng chung phòng tắm với những người bị nhiễm C.diff. Hãy luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân, đặc biệt là trong môi trường y tế. CDC khuyến cáo rằng hãy đi khám nếu bạn bị tiêu chảy trong vòng 3 tháng sử dụng kháng sinh.
Nhóm vi khuẩn đường ruột kháng Carbapenem (Enterobacteriaceae - CRE)
CRE gần đây đã trở thành chủ để nóng gần đây do một số trường hợp tử vong viên quan đến CRE tại các bệnh viện ở California và Bắc Carolina. Những loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng phổi, da, bàng quang, và máu hiện nay đã kháng lại một loại kháng sinh mà chỉ được dùng khi các loại kháng sinh khác cho nhóm vi khuẩn đường ruột không còn tác dụng. E. coli và Klebsiella là 2 loại vi khuẩn đường ruột phổ biến nhất.
CDC cũng xếp Enterobacteriaceae sản sinh beta-lactamase phổ rộng là mối đe dọa nghiêm trọng vì chúng có thể kháng lại các loại kháng sinh thông thường tương tự như penicillin. Cũng bởi vì các ca nhiễm CRE hầu hết là từ môi trường y tế, ví dụ như bệnh viện, nên việc phòng ngừa chúng phụ thuộc vào việc về sinh các thiết bị y tế đúng cách cũng như thường xuyên giữ vệ sinh ở cả nhân viên y tế lẫn người bệnh. Đừng ngại hỏi các nhân viên y tế nếu họ đã rửa tay trước khi khám bệnh hay chưa.
Siêu vi khuẩn lậu kháng thuốc (Neisseria gonorrhoeae kháng thuốc)
Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus) kháng Methicillin (MRSA)
Có tới 2% mọi người có vi khuẩn MRSA trong mũi và trên da. Tuy nhiên, nếu chúng xâm nhập vào những vết thương hở, hoặc nếu hệ miễn dịch của cơ thể không thể kiểm soát được chúng, thì MRSA có thể gây ra viêm da nghiêm trọng và nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng.
Cũng giống như CRE, MRSA cũng có thể được lây truyền qua những dụng cụ y tế. Tuy nhiên những ca nhiễm trùng bệnh viện đã giảm đáng kể trong những năm qua. Để phòng tránh MRSA, không nên dùng chung dao cạo râu hoặc những vật dụng cá nhân khác, giữ cho những vết thương sạch sẽ, băng bó cẩn thận và giữ vệ sinh tốt, đặc biệt là ở những nơi mà nhiều người cùng chia sẻ một không gian chung như trại hè, kí túc xá, hoặc doanh trại quân đội.
Phế cầu khuẩn (Streptococcus Pneumoniae)
Ho là con đường lây truyền phổ biến nhất của phế cầu khuẩn. Chúng có thể gây ra viêm tai, viêm xoang, viêm phổi và viêm màng não. Bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi những bệnh này bằng cách tiêm vắc xin phế cầu. Cách này cũng giúp làm giảm sự lây lan của các phế cầu khuẩn kháng thuốc. Liệu vắc xin mạnh hơn thường được khuyến cáo dành cho những người trên 65 tuổi do là nhóm tuổi có nguy cơ cao nhiễm phế cầu khuẩn.
Lao đa kháng thuốc (MDR) và Lao đa kháng thuốc lan rộng (XDR)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh lao là bệnh nhiễm khuẩn gây tử vong đứng thứ 2 thế giới. CDC ước tính có khoảng trên 1.000 ca mắc lao kháng thuốc xảy ra ở Mỹ năm 2013. Trên toàn cầu, số ca mắc lao đa kháng thuốc đã lên tới trên 480.000 ca và chỉ khoảng một nửa trong số đó được chữa khỏi.
Vi khuẩn lao có thể lây truyền qua ho, hắt xì nên chúng nguy hiểm nhất với những người có hệ miễn dịch bị suy yếu, đặc biệt là trong những môi trường có đông người. Vì bệnh lao có thời gian ủ bệnh khá dài nên những người có nguy cơ nên đi khám và làm xét nghiệm để chẩn đoán xác định.
Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Khi nào bạn không nên dùng kháng sinh?
Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.
Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?
Bảo quản đúng cách là chìa khóa để các sản phẩm chăm sóc da phát huy tối đa hiệu quả. Tránh ánh nắng trực tiếp là điều hiển nhiên, nhưng còn việc bảo quản trong tủ lạnh thì sao? Liệu đây có phải là một bước cần thiết trong quy trình chăm sóc da của bạn?
Bão lũ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Việc duy trì vệ sinh cá nhân tốt trong và sau mùa bão lũ là vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các bệnh truyền nhiễm.
Khi thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng với nhiều nguyên nhân. Bài viết này sẽ mách bạn một số loại thực phẩm thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi trời bắt đầu se lạnh.
Hiện nay, vitamin K2 đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là với các bậc phụ huynh với mong muốn giúp con tăng chiều cao tốt hơn. Vậy vitamin K2 có những vai trò gì với sức khoẻ?