Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nồng độ hCG cao có nghĩa là bạn đang mang đa thai?

Nhiều bà bầu có thể từng nghe rằng: nồng độ hCG cao tức là nhiều khả năng sinh đôi, thậm chí là sinh ba và hơn nữa? Vậy chính xác hCG là gì? Nó có liên quan gì đến khả năng bạn có thể mang đa thai? Hãy cùng tìm hiểu.

Hiểu về hCG

Về bản chất, hCG là một loại hormone được cơ thể sản xuất trong thai kỳ để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Mục đích của hormone này là để cơ thể người mẹ tiếp tục duy trì sản xuất hormone progesterone - ngăn ngừa kinh nguyệt xảy ra và bảo vệ niêm mạc tử cung trong thời gian thai kỳ.

Nếu bạn không mang thai nhưng lại có mức hCG cao bất thường, đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, xơ gan, hoặc viêm loét ruột. Bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm và kiểm tra cho bạn nếu bạn đang gặp tình trạng này.

Dưới đây là bảng mức hCG bình thường trong thời gian thai kỳ.

Số tuần tính từ kỳ kinh cuối cùng

Mức hCG bình thường (mIU/mL)

4

0 -750

5

200 - 7.000

6

200 - 32.000

7

3.000 - 160.000

8 - 12

32.000 - 210.000

13 - 16

9.000 - 210.000

16 - 29

1.400 - 53.000

29 - 41

940 - 60.000

Lưu ý: Mức hCG bình thường đối với phụ nữ không mang thai là dưới 10,0 mIU/mL.

Theo bảng, bạn có thể nhận thấy có rất nhiều mức độ nồng độ hCG trong mỗi tuần khác nhau của thai kỳ. Mức hCG bình thường sẽ tăng, và sau đó giảm dần theo chu kỳ mang thai bình thường. Hơn nữa, mức độ hCG thường được phân tích trong một khoảng thời gian chứ không chỉ sử dụng trong một lần nhất định.

Việc chỉ xét nghiệm mức độ hCG trong 1 lần thường không hữu hiệu vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng (mẹ hút thuốc lá, chỉ số BMI, sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản, giới tính của thai nhi và thậm chí cả sắc tộc). Điều này có thể gây sai lệch kết quả nếu như một người phụ nữ có mức hCG biến động nhiều trong thời gian thai kỳ.

Làm thế nào để thử nghiệm hCG hoạt động?

Xét nghiệm máu lần đầu tiên sẽ cung cấp cho bác sĩ thông tin về nồng độ hCG ban đầu. Từ đó, bác sĩ sẽ xem xét mức độ thay đổi theo thời gian của hormone này qua các xét nghiệm máu tiếp theo.

Trong 4 tuần đầu tiên của thai kỳ, cứ sau 48 đến 72 giờ nồng độ hCG lại tăng gấp đôi. Về sau, tốc độ tăng gấp đôi của hCG sẽ giảm đi 1 nửa, chỉ còn khoảng 96 giờ trong khoảng thời gian 6 tuần.

Bác sĩ cũng có thể sẽ chú ý đến mức hCG sớm của bạn trong thai kỳ, bởi khi việc mang thai không thành công, nồng độ hormone này có thể suy giảm về thời gian nhân lên một cách nhanh chóng, và thậm chí có thể sụt giảm nồng độ trong khi bản chất của chúng là phải tăng. Nếu bác sĩ nhận thấy mức độ hCG không tuân theo chu trình hợp lý, bác sĩ có thể yêu cầu bạn lấy máu thường xuyên hơn để xét nghiệm.

Trong một thai kỳ bình thường điển hình, nồng độ hCG sẽ đạt đỉnh sau khoảng 10 đến 12 tuần tính từ kỳ kinh nguyệt cuối cùng, và sẽ giảm dần trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ. Việc mức hCG không theo một chu trình bình thường có thể gây ra những bất lợi cho quá trình mang thai, thậm chí có thể sảy thai, tiền sản giật, sinh non và bất thường về nhiễm sắc thể. Và nếu bạn đang lo ngại về mức hCG của mình, hãy gặp bác sĩ hay tìm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

Mức hCG thấp có nghĩa là gì?

Nếu bạn đang mang thai nhưng mức hCG thấp hơn dự kiến, đó có thể là dấu hiệu của:

  • Sẩy thai hoặc rụng trứng
  • Chửa ngoài tử cung
  • Tính sai ngày mang thai
Mức hCG cao có nghĩa là gì?

Nếu bạn đang mang thai nhưng có mức hCG cao hơn dự kiến, thực sự bạn có thể bạn đang mang đa thai!

Theo một báo cáo được đăng tải trên Tạp chí Fertility and Sterility vào năm 2012, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mang đa thai (nhiều thai cùng lúc) có mức hCG cao hơn, và đã chứng minh rằng những bà mẹ mang thai đôi có mức hCG cao hơn gấp đôi so với những bà mẹ mang thai đơn.

Một vài lý do khác cũng có thể khiến mức hCG cao hơn dự kiến:

  • Chửa trứng
  • Tính sai ngày mang thai

Vậy mang thai đôi có phải luôn có mức hCG cao hơn?

Thực tế theo như nghiên cứu bên trên cho thấy điều này là đúng. Tuy nhiên, không có nghĩa là khi bạn có mức hCG cao tức là bạn đang mang đa thai. Có những nguyên nhân khác cũng có thể gây nên điều này. Để biết chính xác mình có mang đa thai hay không, bạn nên tìm đến bác sĩ và siêu âm. Siêu âm có thể phát hiện mang đa thai hay không sớm nhất là 6 tuần sau khi thụ thai!

Nếu bạn mang đa thai và có mức hCG cao trong thời gian thai kỳ, bạn cũng có thể sẽ gặp phải một số rắc rối như:

  • Tăn cảm giác buồn nôn
  • Tăng mệt mỏi
  • Tăng cân

Bạn cũng có thể nghe thấy nhịp tim đôi trên siêu âm doppler. Điều này xác định chính xác bạn sẽ mang thai đôi hay thai đơn.

Tổng kết

Nếu bạn cảm thấy bản thân có thể mang đa thai, cách tốt nhất là nên đến bác sĩ và siêu âm. Nồng độ hCG tăng cũng có thể là một dấu hiệu báo hiệu cho bạn điều đó, song nó không phải là một bằng chứng đáng tin cậy hoàn toàn.

Một điều vô cùng quan trọng nữa là hãy thông báo cho bác sĩ bất kỳ thay đổi nào mà bạn gặp phải trong suốt thai kỳ, đồng thời chia sẻ những nỗi sợ hãi và lo lắng của bạn. Bác sĩ sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn đó.

Tham khảo thêm thông tin tại: Nhu cầu axit folic ở phụ nữ có thai

 

BS Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm