Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nội soi niệu quản mềm: Bước tiến mới trong điều trị bệnh tiết niệu

Nội soi niệu quản ống soi mềm là phương pháp kỹ thuật cao đã được áp dụng tại các bệnh viện đầu ngành ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Đây là tin vui cho người bệnh tiết niệu với những đáp ứng cao hơn trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

Nội soi niệu quản mềm: Bước tiến mới trong điều trị bệnh tiết niệu

Phương pháp nội soi niệu quản ống mềm (NSNQOM) đòi hỏi trang bị máy nội soi niệu quản mềm với kích thước nhỏ cho phép dễ dàng đưa qua niệu đạo, vào bàng quang rồi theo ống niệu quản lên tới bể thận và cuối cùng là có thể uốn cong để vào tới các đài thận giúp việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý trong niệu quản và thận (sỏi, khối u, hẹp…).

Phối hợp với nguồn tán sỏi công suất lớn (Laser Holmium YAG), NSNQOM cho phép điều trị những sỏi đã thất bại sau tán sỏi ngoài cơ thể, sau nội soi niệu quản cứng nhưng sỏi bị đẩy lên thận, với những sỏi đài dưới kích thước 10-20mm. Trong nhiều trường hợp, NSNQOM còn được sử dụng phối hợp để lấy nốt mảnh sỏi còn sót sau nội soi thận qua da hay tán sỏi ngoài cơ thể.

NSNQOM còn góp phần trong chẩn đoán tiểu máu chưa rõ nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị bảo tồn một số khối u biểu mô tiết niệu, hẹp niệu quản, hẹp phần nối bể thận niệu quản, hẹp cổ đài thận.

Nội soi niệu quản mềm

Một ca phẫu thuật sỏi thận bằng phương pháp nội soi ống soi mềm.

Phương thức tiến hành

Trước tiên, người bệnh được đặt ống sonde JJ vào niệu quản bên cần phẫu thuật trước từ 1- 2 tuần để ống niệu quản rộng hơn, giúp NSNQOM thuận lợi hơn. Trong ca nội soi, người bệnh được gây mê toàn thân, đặt ở tư thế phụ khoa. Các phẫu thuật viên sẽ thực hiện rút ống sonde JJ, sau đó đặt ống đỡ niệu quản lên tới bể thận. Ống soi niệu quản mềm được đưa theo lòng ống đỡ niệu quản vào tới vị trí cần phẫu thuật. Phẫu thuật viên sử dụng laser để tán sỏi, cắt polype hoặc xẻ rộng chỗ hẹp. Phẫu thuật kết thúc bằng việc đặt lại ống sonde JJ (ống này sẽ được rút sau đó 2 tuần).

Phẫu thuật thường kéo dài khoảng 1 giờ. Thời gian nằm viện chỉ từ 1-2 ngày. Hậu phẫu nhẹ nhàng, không đau, không có sẹo mổ.

Người bệnh cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật?

Người bệnh sẽ được chỉ định làm các chẩn đoán hình ảnh (như siêu âm , UIV, CT...) giúp xác định vị trí, kích thước sỏi và đặc biệt là tình trạng niệu quản, đài bể thận và nhu mô, chức năng thận. Ngoài ra còn có các xét nghiệm cần thiết cho cuộc mổ, kiểm tra chức năng thận và đặc biệt là có hay không tình trạng nhiễm trùng tiết niệu. Do đây là một phẫu thuật dưới gây mê toàn thân nên khám gây mê trước mổ là cần thiết. Người bệnh và bác sĩ cần trao đổi và lưu ý tới những bệnh lý kết hợp (chẳng hạn bệnh lý tim mạch...) để có những tiên lượng trong cuộc mổ.

Những bất thường sau mổ

Do vẫn còn ống sonde JJ nằm trong bể thận - niệu quản - bàng quang nên có thể có một số biểu hiện bất thường trong khoảng thời gian này như tiểu máu, tiểu buốt, tiểu nhiều lần..., thậm chí là đau mỗi khi đi tiểu. Người bệnh không cần quá lo lắng - Các bất thường này thường không cần điều trị, chúng sẽ hết hoàn toàn sau khi rút sonde JJ.

Các biến chứng sau mổ có thể là: nhiễm trùng tiết niệu có sốt sau mổ thường xảy ra do bùng phát nhiễm khuẩn tiềm tàng do sỏi. Cần được điều trị theo kháng sinh đồ. Phẫu thuật có thể không lấy hết được sỏi, có thể gây tổn thương xước niêm mạc, thủng niệu quản, về lâu dài có thể gây hẹp niệu quản. Nhìn chung, các biến chứng sau mổ của NSNQOM ít gặp hơn so với nội soi thận qua da và nội soi niệu quản ống soi cứng.

Lưu ý chăm sóc sau mổ

Phẫu thuật nhẹ nhàng, ít đau. Sau mổ, bệnh nhân nên ngồi dậy và đi lại sớm. Uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu từ 2-3 lít/ngày giúp việc hòa loãng và đào thải máu, chất bẩn. Rút ống thông bàng quang 1-2 ngày sau mổ và ra viện: mọi sinh hoạt trở lại bình thường, không cần dùng thuốc sau mổ.

Bệnh nhân được hẹn khám lại sau 2 tuần với phim chụp để xác định đã hết sỏi và rút sonde JJ.

Cần khám bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để tái khám ít nhất 1 lần/năm.

Các trường hợp chỉ định NSNQOM

 

Sỏi: Thất bại sau tán sỏi ngoài cơ thể; sau nội soi niệu quản cứng nhưng sỏi bị đẩy lên thận, với những sỏi đài dưới kích thước 10-20mm. Phối hợp để lấy nốt mảnh sỏi còn sót sau nội soi thận qua da hay tán sỏi ngoài cơ thể.

Hẹp: Hẹp niệu quản, hẹp phần nối bể thận niệu quản , hẹp cổ đài thận…

Khối u: Chẩn đoán và cắt một số khối u biểu mô niệu quản, bể thận.

Chẩn đoán tiểu máu không rõ nguyên nhân.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những việc cần làm trước khi nội soi đường tiêu hóa trên
BS. Lê Sĩ Trung - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 18/09/2024

    Mỗi phút tiếp xúc ánh sáng xanh phá hủy hàng triệu tế bào nhãn cầu

    Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.

  • 18/09/2024

    Nên bắt đầu cho trẻ tập luyện thể thao như thế nào?

    Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.

  • 17/09/2024

    Ngủ 6 tiếng mỗi ngày có được coi là đủ?

    Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

  • 17/09/2024

    Giải mã những hiểu lầm về Vitamin K2

    Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.

  • 16/09/2024

    Làm thế nào để tăng cường khả năng ghi nhớ?

    Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.

  • 16/09/2024

    7 cách phòng ngừa tăng huyết áp

    Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

  • 15/09/2024

    5 thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch

    Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.

  • 15/09/2024

    Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ em

    Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?

Xem thêm