Những yếu tố mới nổi khiến bệnh truyền nhiễm trầm trọng hơn
Tác động của con người
Tác động của con người lên môi trường có thể làm thay đổi rủi ro của các bệnh truyền nhiễm theo nhiều cách. Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ các vectơ truyền bệnh truyền nhiễm (như muỗi, thường phát triển mạnh ở nhiệt độ ấm hơn) và nhiệt độ bề mặt biển, có liên quan đến dịch bệnh như đại dương ấm hơn tạo điều kiện cho khuẩn tả phát triển mạnh. Việc xâm lấn của con người vào môi trường sống của động vật cũng có thể dẫn đến sự tiếp xúc của con người với các bệnh mới, được gọi là “zoonoses”. Điều này đã được chứng minh với bệnh AIDS khi HIV lây truyền từ các loài động vật linh trưởng ở châu Phi sang người. Các bệnh khác có nguồn gốc từ tiếp xúc với động vật và môi trường của chúng bao gồm Hội chứng hô hấp cấp tính (SARS, từ loài dơi qua mèo cầy ở miền Nam Trung Quốc), virut Hendra (qua loài dơi sang người và ngựa) và virut Nipah (lây từ dơi sang người và lợn)…
Sự tác động xấu của người vào môi trường làm gia tăng bệnh truyền nhiễm từ động vật.
Thay đổi dân số
Ngoài sự gia tăng bệnh truyền nhiễm do khách du lịch mang lại như hội chứng hô hấp Trung Đông, các bệnh khác có thể lây lan do thay đổi nhân khẩu học. Điều này bao gồm việc đô thị hoá ngày càng tăng dẫn đến sự gia tăng bệnh sốt xuất huyết (vì vectơ muỗi phổ biến nhất ở các thành phố) nhưng có thể giảm sốt rét (một phần do thiếu các khu vực sinh sản nước ngọt cho muỗi truyền bệnh sốt rét). Sự thay đổi dân số có thể phá vỡ cơ sở hạ tầng y tế công cộng, bao gồm các chương trình nước sạch, vệ sinh và miễn dịch, có thể dẫn đến bùng phát dịch bệnh ở những người tị nạn và những người di cư nội bộ. Điều kiện sống đông đúc cũng liên quan đến việc gây bệnh truyền nhiễm mạnh hơn như bệnh lao.
Du lịch và giao lưu thương mại
Những thay đổi về kinh tế có tác động khác nhau đối với các bệnh truyền nhiễm. Tăng sự giàu có quốc gia nói chung liên quan đến sự thay đổi từ các bệnh truyền nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm (như bệnh tiểu đường và bệnh tim). Hiện tượng phức tạp này được gọi là “chuyển dịch dịch tễ học”, nghĩa là nơi có điều kiện vệ sinh và chăm sóc y tế tốt hơn dẫn đến tuổi thọ tăng cao kéo theo nhiều bệnh lý tuổi già và thương tích. Bên cạnh đó, việc kéo dài chuỗi cung ứng các sản phẩm thực phẩm có thể dẫn đến sự bùng nổ bệnh truyền nhiễm trên phạm vi quốc tế, chẳng hạn như trường hợp hàng chục người Australia bị viêm gan virut A (loại bệnh gây tổn hại gan) sau khi ăn các loại quả mọng đông lạnh được trồng tại Chile và Trung Quốc.
Hiện nay, trào lưu du lịch y tế đang phát triển mạnh mẽ cũng trở thành một yếu tố mới nổi khác làm gia tăng sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm. Cụ thể, các khách du lịch y tế, du khách đến từ các nước phát triển tận dụng lợi thế chăm sóc y tế giá rẻ, cao cấp ở các nước có thu nhập trung bình, có thể có nguy cơ nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh. Đây là khái niệm hoàn toàn mới, chưa từng xuất hiện trong 30-40 năm trước.
Kháng kháng sinh và dược phẩm giả
Chuỗi cung ứng toàn cầu trong dược phẩm cho phép người tiêu dùng tiếp cận với nhiều loại thuốc, kể cả kháng sinh với giá rẻ hơn. Nhưng điều này dẫn đến hệ quả là sự thiếu hụt toàn cầu của một số thuốc kháng sinh khi chuỗi cung ứng này gặp trở ngại. Chẳng hạn, thiệt hại gần đây tại các cơ sở sản xuất thuốc ở Puerto Rico đã dẫn đến tình trạng thiếu thuốc ở Hoa Kỳ. Ngoài ra, thuốc kém chất lượng và thực hành kê toa kém không đúng hoặc dưới chuẩn của thuốc tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc với nồng độ kháng sinh thấp. Điều này làm cho một số vi khuẩn không bị tiêu diệt mà còn tìm cách hoặc tự biến đổi để tránh các loại thuốc. Bên cạnh đó, sự gia tăng của dược phẩm giả (hàm lượng hoạt chất chữa bệnh chỉ để đối phó với các xét nghiệm thuốc của cơ quan quản lý) cũng gây ra tình trạng kháng thuốc và tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh chóng.
Thay đổi công nghệ
Thay đổi công nghệ cũng có tác động hỗn tạp đến tỷ lệ mắc bệnh và cách lây lan của bệnh truyền nhiễm nhưng chủ yếu theo hướng tích cực là ngăn chặn ngay từ cửa khẩu đối với mầm bệnh. Mặc dù tốc độ của du lịch hàng không ngày càng tăng nhưng cũng gây ra nhiều rủi ro về bệnh lây nhiễm nên các quốc gia đều đã phát triển những công cụ tốt hơn để theo dõi và phân tích dịch bệnh. Ví dụ như cải tiến trong phân tích gene và phần cứng máy tính cho phép xác định nguồn gốc của nhiều tác nhân gây bệnh, bao gồm Ebola, cúm, sởi, nhiễm trùng do thức ăn và vi khuẩn kháng kháng sinh. Quan trọng hơn, phân tích gene có thể cho phép nhận biết nhanh chóng và kiểm soát dịch bệnh.
Như vậy, những yếu tố này đang góp phần làm cho bệnh truyền nhiễm gia tăng nhưng toàn cầu hóa trong mọi lĩnh vực, đặc biệt với sự đi lại thuận tiện lại khiến những bệnh lý này dễ dàng lây lan ra toàn cầu nên mỗi quốc gia cần có sự cảnh giác và kiểm soát chặt chẽ đối với du khách để ngăn ngừa mầm bệnh.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cảnh báo biến đổi khí hậu khiến các bệnh truyền nhiễm lan rộng hơn
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.