Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh bạch hầu: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Bệnh bạch hầu là một tình trạng nhiễm vi khuẩn nghiêm trọng ảnh hưởng đến lớp màng nhầy ở cổ họng và mũi. Mặc dù bệnh bạch hầu rất dễ lây lan từ người sang người, nhưng bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng việc sử dụng vaccine.

Bệnh bạch hầu: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Đến khám bác sỹ ngay nếu bạn thấy mình có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh bạch hầu. Nếu không được điều trị, bệnh bạch hầu có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho thận, hệ thần kinh trung ương và tim. Tỷ lệ tử vong của bệnh bạch hầu là khoảng 3% trong tổng số ca mắc bạch hầu.

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu

Một loại vi khuẩn tên là Corynebacterium diphtheria gây ra bệnh bạch hầu. Bệnh thường truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua việc tiếp xúc với các đồ vật có chứa vi khuẩn, ví dụ như cốc hoặc khăn giấy đã qua sử dụng. Bạn cũng có thể bị nhiễm bạch hầu nếu bạn ở gần những người bệnh mà họ lại ho, hắt hơi hoặc xì mũi. Kể cả khi người bệnh không biểu hiện triệu chứng của bệnh thì họ vẫn có khả năng lây truyền vi khuẩn cho người khác sau khoảng 6 tuần, kể từ khi bắt đầu nhiễm khuẩn.

Vi khuẩn bạch hầu thường ảnh hưởng nhiều nhất đến mũi và họng. Một khi bạn đã bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn sẽ giải phóng ra độc tố, độc tố này sẽ xâm nhập vào dòng máu, gây ra các lớp màng dày, màu xám ở:

  • Mũi
  • Họng
  • Lưỡi
  • Đường thở (khí quản)

Trong một số trường hợp, những độc tố do vi khuẩn tiết ra có thể gây tổn thương đến các cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm tim, não và thận. Do vậy, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng, ví dụ như viêm cơ tim, liệt hoặc suy thận.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh bạch hầu

Trẻ em thường được tiêm phòng bệnh bạch hầu từ khi mới sinh nên bệnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, ở những địa phương có tỷ lệ tiêm chủng vaccine bạch hầu thấp, thì bệnh vẫn có thể lây lan. Ở những địa phương này, trẻ em dưới 5 tuổi và người cao tuổi trên 60 tuổi là những đối tượng nguy cơ cao dễ mắc bệnh bạch hầu.

Những người sau đây cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu cao hơn nếu:

  • Không được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch
  • Đi du lịch đến một đất nước không tiêm chủng vaccine bạch hầu
  • Bị các rối loạn miễn dịch, ví dụ như bị AIDS
  • Sống trong điều kiện môi trường không vệ sinh hoặc quá đông đúc, chật hẹp

Triệu chứng của bệnh bạch hầu

Triệu chứng của bệnh bạch hầu thường sẽ xuất hiện trong vòng 2-5 ngày sau khi bị nhiễm vi khuẩn. Một số người sẽ không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào trong khi một số người khác sẽ xuất hiện các triệu chứng nhẹ và thường bị nhầm là nhiễm cảm lạnh thông thường.

Triệu chứng dễ nhận thấy và phổ biến nhất của bệnh bạch hầu là hình thành mảng màu xám, dày ở họng và amiđan. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Sưng các tuyến ở cổ
  • Ho như chó sủa
  • Viêm họng, sưng họng
  • Da xanh tái
  • Chảy nước dãi
  • Có cảm giác lo lắng, sợ hãi nói chung.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể sẽ xuất hiện thêm trong quá trình bệnh tiến triển, bao gồm:

  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Thay đổi thị lực
  • Nói lắp
  • Các dấu hiệu sốc, ví dụ như da tái và lạnh, vã mồ hôi và tim đập nhanh

Bạn cũng có thể bị bệnh bạch hầu ở da nếu bạn sống ở các vùng nhiệt đới hoặc sống trong môi trường vệ sinh không đảm bảo. Bạch hầu da thường gây ra các vết loét và mẩn đỏ trên da.

Chẩn đoán bạch hầu

Bác sỹ sẽ thăm khám để kiểm tra các hạch bạch huyết có bị sưng hay không. Bác sỹ cũng có thể sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh tật và các triệu chứng đã xuất hiện.

Nếu bạn có những mảng màu xám phủ lên họng hoặc amiđan, thì bác sỹ sẽ nghi ngờ bạn bị bạch hầu. Để chẩn đoán xác định, mẫu mô ở vùng bị ảnh hưởng sẽ được lấy để đem đi xét nghiệm.

Điều trị bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là một bệnh nguy hiểm, do vậy, bác sỹ sẽ điều trị thật nhanh và triệt để.

Bước đầu tiên trong việc điều trị là tiêm thuốc chống độc. Loại thuốc này được sử dụng để chống lại các loại độc tố do vi khuẩn bạch hầu tiết ra. Đảm bảo rằng bạn đã nói với bác sỹ nếu mình bị dị ứng với các thuốc chống độc. Trong trường hợp này, bạn có thể sẽ được tiêm liều nhỏ thuốc chống độc và tăng dần liều thuốc trong quá trình điều trị. Bác sỹ có thể kê đơn một vài loại thuốc kháng sinh như erythromycin và penicillin để tiêu diệt vi khuẩn.

Trong suốt quá trình điều trị, bạn phải nằm viện để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.

Dự phòng bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là bệnh có thể dự phòng dược bằng việc sử dụng kháng sinh và vaccine.

Vaccine phòng bệnh bạch hầu thường được tiêm  phối hợp với vaccine phòng uốn ván và ho gà (vaccin DPT) trong chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc phối hợp trong vaccin 5 trong 1 (bạch hầu – uốn ván – ho gà – viêm gan B – Hib). Vaccin DPT thường sẽ được tiêm mũi đầu tiên khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Mũi tiêm thứ 2 và thứ 3 sẽ được tiêm khi trẻ đủ 3 tháng và 4 tháng (tức là mỗi mũi tiêm cách nhau 1 tháng). Vaccine DPT sẽ được tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

Trong những trường hợp hiếm gặp, trẻ có thể sẽ xuất hiện phản ứng dị ứng với vaccine. Phản ứng dị ứng có thể là phát ban hoặc co giật và sẽ tự hết sau một vài ngày.

Với người trưởng thành, khuyến cáo nên tiêm phối hợp vaccine bạch hầu và uốn ván. Bằng việc tiêm vaccine, bạn có thể bảo vệ trẻ và bản thân không bị bệnh bạch hầu trong tương lai.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những mốc thời gian tiêm phòng cho trẻ đối với một số loại vắc xin

Bình luận
Tin mới
  • 16/09/2024

    Làm thế nào để tăng cường khả năng ghi nhớ?

    Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.

  • 16/09/2024

    7 cách phòng ngừa tăng huyết áp

    Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

  • 15/09/2024

    5 thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch

    Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.

  • 15/09/2024

    Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ em

    Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?

  • 14/09/2024

    Có nên bảo quản các sản phẩm chăm sóc da trong tủ lạnh không?

    Bảo quản đúng cách là chìa khóa để các sản phẩm chăm sóc da phát huy tối đa hiệu quả. Tránh ánh nắng trực tiếp là điều hiển nhiên, nhưng còn việc bảo quản trong tủ lạnh thì sao? Liệu đây có phải là một bước cần thiết trong quy trình chăm sóc da của bạn?

  • 14/09/2024

    Cách vệ sinh cá nhân trong và sau mùa bão lũ

    Bão lũ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Việc duy trì vệ sinh cá nhân tốt trong và sau mùa bão lũ là vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các bệnh truyền nhiễm.

  • 13/09/2024

    Các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch khi thời tiết sang Thu

    Khi thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng với nhiều nguyên nhân. Bài viết này sẽ mách bạn một số loại thực phẩm thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi trời bắt đầu se lạnh.

  • 13/09/2024

    Vai trò của vitamin K2 với sức khoẻ

    Hiện nay, vitamin K2 đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là với các bậc phụ huynh với mong muốn giúp con tăng chiều cao tốt hơn. Vậy vitamin K2 có những vai trò gì với sức khoẻ?

Xem thêm