Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những việc nhà mẹ bầu nên tránh để đảm bảo an toàn

Mang thai không có nghĩa là bạn cần phải nghỉ ngơi cả ngày, vận động cơ thể nhẹ nhàng với một số công việc gia đình cũng là điều cần thiết. Tuy nhiên, có một số việc mẹ bầu cần tránh để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Vận động cũng giúp ích cho sức khỏe mẹ và thai nhi nhưng không phải công việc nào cũng tốt.

Di chuyển, mang vác vật nặng

Mẹ bầu nên tránh mọi công việc liên quan đến nâng hoặc di chuyển những đồ đạc nặng trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu). Vì những công việc này có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương và căng cơ lưng, gây đau lưng khi mang thai. Ngoài ra, do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai, các mô cứng ở khớp và sàn chậu trở nên lỏng lẻo hơn nên dễ bị chấn thương hơn.

Công việc cần đứng trong thời gian dài

Phụ nữ mang thai nên tránh những việc nhà khiến bạn phải đứng trong thời gian dài. Đứng nhiều và lâu có thể khiến phụ nữ khi mang thai bị phù chân, sưng và đau chân do áp lực lên bàn chân của bạn. Khi nấu ăn, bạn nên nghỉ gián đoạn, tránh đứng lâu trong bếp.

Những việc phải cúi, khom người

Mẹ bầu không nên làm những việc phải khom người để tránh đau mỏi lưng

Mẹ bầu không nên làm những việc phải khom người để tránh đau mỏi lưng.

Khi mang thai, bạn nên tránh những công việc phải cúi người như lau nhà, giặt quần áo bằng tay. Điều này là do lúc này mẹ bầu đã tăng cân khi mang thai, việc cúi, gập người khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho dây thần kinh tọa (dây thần kinh kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến tận các ngón chân).

Công việc phải leo trèo, đứng trên cao, giữ thăng bằng

Leo lên ghế cao hoặc thang để treo, lau dọn là rất nguy hiểm với mẹ bầu. Sự tăng cân khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phối hợp của các cơ và có thể khiến bạn mất thăng bằng khi leo trèo, đứng trên cao. Rủi ro có thể xảy ra nếu mẹ bầu bị ngã như sinh non, nguy cơ nhau thai sớm tách khỏi tử cung (nhau bong non) gây hại đến thai nhi.

Tiếp xúc với hóa chất mạnh

Phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc trực tiếp với hóa chất tẩy rửa mạnh

Phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc trực tiếp với hóa chất tẩy rửa mạnh.

Piperonyl butoxide là hóa chất thường được tìm thấy trong thuốc diệt côn trùng, có thể gây hại cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Để tránh các biến chứng liên quan đến thai kỳ, phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc với các loại thuốc diệt côn trùng cũng như các sản phẩm tẩy rửa mạnh khác. Thay vào đó, bạn nên tìm các sản phẩm tự nhiên, lành tính, an toàn cho phụ nữ mang thai.

Vệ sinh chuồng thú cưng

Mèo có thể mang ký sinh trùng toxoplasma gondii, dễ lây sang mẹ bầu khi dọn các chất thải của mèo. Ký sinh trùng toxoplasma gondi khi đi vào cơ thể mẹ bầu có thể có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng gây hại cho thai kỳ. Nếu không có người giúp đỡ, mẹ bầu nên đeo găng tay, khẩu trang kín để hạn chế lây nhiễm và hãy rửa thật sạch tay sau đó.

Vì vậy, việc cân bằng giữa nghỉ ngơi và vận động ở phụ nữ mang thai là điều rất quan trọng. Thai kỳ có thể bị ảnh hưởng xấu nếu mẹ bầu có lối sống ít vận động, nhưng cũng cần chú ý khi di chuyển, làm nội trợ, tránh một số công việc trên để có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Bài tâp nên tránh khi mang thai.

Nguyễn Thanh (Theo Boldsky) - Theo Suc khoe cong
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm