Bài tâp nên tránh khi mang thai
Dưới đây là một số bài tập mẹ bầu nên tránh.
Bài tập giảm cân
Phụ thuộc vào cân nặng trước khi sinh mà bạn có thể tăng khoảng 9-13 kg trong thai kỳ. Mẹ bầu có thể muốn giữ dáng khi mang bầu, tuy nhiên, hãy dành việc giảm cân cho thời gian sau sinh. Miễn là mẹ bầu ăn uống lành mạnh, tăng cân trong thai kỳ sẽ không phải là vấn đề gì quá to tát. Hơn nữa, tăng cân lại là dấu hiệu bé vẫn phát triển khỏe mạnh.
Thể thao tương tác
Nên tránh các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ và khúc côn cầu sau tháng thứ ba, vì khi đó, bụng bầu đã to hơn và do bóng có thể văng vào bụng bầu.
Hoạt động dễ ngã
Tham gia các hoạt động đòi hỏi sự cân bằng như trượt tuyết, cưỡi ngựa hay đạp xe có thể khiến mẹ bầu gặp nhiều sự cố khó lường. Sau 12 hoặc 14 tuần, mẹ bầu nên đạp xe trên máy tập. Nếu phải đi lại bằng xe đạp, hãy tham khảo cách đạp an toàn cho cả bạn và bé.
Luyện tập quá sức
Tập luyện nhiều và liên tục có thể khiến mẹ bầu giống như vận động viên, nhưng khi mang thai, làm vậy có thể giảm lượng máu lưu thông tới tử cung. Mẹ bầu nên vừa tập vừa hát “happy birthday” và cố gắng không để bị hụt hơi. Nếu không hát được tức là bạn đang tập quá sức.
Hoạt động nhảy
Các khớp thả lỏng hơn trong quá trình mang thai khiến nguy cơ bị thương ở thai phụ cao hơn. Do đó, thai phụ nên tạm thời dừng hoạt động aerobic tác động cao hay đấm bốc.
Tránh nhiệt độ cao
Vào những ngày nắng nóng, mẹ bầu hãy lên kế hoạch tập luyện vào buổi sáng hoặc buổi tối mát trời, hoặc tìm một phòng gym có điều hòa. Tránh Bikram hoặc các loại yoga nóng khi mang thai. Ngoài ra, mẹ bầu nên uống thật nhiều nước.
Nằm thẳng
Mẹ bầu có thể nằm thẳng trong vài phút, nhưng khi tử cung nặng hơn, nằm thẳng có thể cắt đứt sự lưu thông máu đến chân và bàn chân, cũng như tới đứa bé. Tránh những tư thế yoga, gập bụng và một vài hoạt động khác yêu cầu phải nằm thẳng trong vài phút.
Những bài tập độ cao
Nếu bạn tập leo núi khi mang thai, hãy chọn độ cao dưới 6000 feet (1828 mét). Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc hộ sinh khi có thắc mắc. Thai phụ không cần phải tránh những bài luyện tập khỏe mạnh, tuy nhiên, một vài triệu chứng mắc bệnh khi luyện tập những bài tập liên quan tới độ cao mẹ bầu cần chú ý như:
Nếu bạn thấy bất cứ triệu chứng nào kể trên, hãy ngừng tập ngay và gọi cho bác sĩ hoặc hộ sinh.
Lặn sâu dưới biển
Hãy tạm gác kế hoạch lặn với bình dưỡng khí lại. Sự thay đổi áp suất có thể khiến em bé có nguy cơ mắc bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé.
Thay đổi chế độ luyện tập
Bạn có thể tiếp tục các môn thể thao yêu thích ở mức độ vừa phải. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cách thay đổi các bài tập để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Dưới đây là một số gợi ý:
Với những thay đổi đó, bạn sẽ có thể tập luyện theo nhiều cách trong thai kỳ để giúp bạn và bé khỏe mạnh. Trước khi tới phòng gym hoặc đi tập, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc huấn luyện viên. Sau đó hãy tiếp tục luyện tập!
Thông tin thêm trong bài viết: 17 điều nên làm và không nên làm khi đang mang thai
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.