Những dấu hiệu bất thường, khó nhận biết lại có thể là cảnh báo bạn cần quan tâm tới sức khỏe.
Mệt mỏi không cải thiện
Đôi khi do thiếu ngủ, bạn sẽ thấy uể oải vào buổi sáng hôm sau và đây không phải triệu chứng đáng lo. Tuy nhiên, nếu tình trạng kiệt sức, mệt mỏi không cải thiện, thậm chí còn cản trở hoạt động thường ngày của bạn, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh viêm nhiễm. Cúm, bệnh Lyme, bệnh do liên cầu khuẩn… đều có thể khiến bạn mệt mỏi trong giai đoạn đầu.
Ngoài ra, tình trạng thiếu năng lượng cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tâm thần, trong đó có trầm cảm.
Tăng cân không rõ lý do
Tăng cân đột ngột có thể là triệu chứng đi kèm của nhiều vấn đề sức khỏe.
Nếu bạn bỗng thấy cân nặng tăng vù vù trong khi chế độ ăn và tập luyện không thay đổi, hãy liên hệ và xin tư vấn của bác sỹ. Suy giáp, hội chứng Cushing đều có thể khiến bạn tăng cân bất thường. Ngoài ra, một số vấn đề về hormone khi mang thai, mãn kinh cũng có thể ảnh hưởng tới cân nặng.
Đau nhức kéo dài
Khi chúng ta già đi, tần suất cơn đau nhức xuất hiện cũng thường gặp hơn. Đây có thể hậu quả của hiện tượng thoái hóa khớp tự nhiên, hoặc do các bệnh tự miễn (khi hệ miễn dịch tự tấn công cơ thể). Xác định nguyên nhân chính xác không dễ dàng, tuy nhiên, bạn nên chú ý tới những triệu chứng đau nhức bất thường và thăm khám kịp thời.
Hụt hơi khi tập thể dục
Triệu chứng hụt hơi, thở gấp sau khi hoạt động thể lực cần được quan tâm.
Biểu hiện hụt hơi bất thường khi vận động, tập thể dục không có nghĩa là phong độ của bạn đi xuống. Trong một số trường hợp, đây có thể là triệu chứng bệnh hen suyễn khởi phát ở người trưởng thành, khi đi kèm cơn ho, thở khò khè, đau ngực…
Hiếm gặp hơn, tình trạng hụt hơi khi gắng sức có thể cảnh báo các bệnh tim mạch. Người có huyết áp, mỡ máu cao hay mắc đái tháo đường cần để tâm tới dấu hiệu này.
Mất ngủ
Hiện tượng trằn trọc nhiều đêm là dấu hiệu bạn cần cải thiện môi trường và thói quen ngủ nghỉ của mình. Ngoài ra, một số vấn đề về tuyến giáp, rối loạn giấc ngủ, thậm chí là bệnh Parkinson hay Alzheimer cũng có thể cản trở giấc ngủ nghiêm trọng.
Nếu chứng mất ngủ đi kèm triệu chứng lo âu, trầm cảm, bạn có thể tìm tới các chuyên gia về sức khỏe tâm lý – thần kinh để được trợ giúp.
Tê bì, dị cảm chân tay
Cẩn trọng với hiện tượng tê bì tay chân ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Cảm giác châm chích như kim đâm ở tay chân, thậm chí là tê bì, không có cảm giác… là triệu chứng không nên chủ quan. Hiện tượng này có liên quan tới đái tháo đường (khi đường huyết tăng cao không kiểm soát), suy giáp hoặc hội chứng ống cổ tay (tình trạng bệnh lý chèn ép dây thần kinh ngoại biên hay gặp nhất).
Đổ nhiều mồ hôi
Nếu cơ thể bạn đổ quá nhiều mồ hôi ngay cả khi trời không nóng bức, hãy đề phòng các bệnh tuyến giáp, đái tháo đường hoặc một số tình trạng nhiễm trùng. Ở tuổi 40-60, phụ nữ có thể nghĩ tới cơn bốc hỏa do mãn kinh.
Đừng quá lo lắng khi gặp phải một trong những triệu chứng bất thường trên. Tuy nhiên, nếu hiện tượng đó kéo dài và không thuyên giảm, bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín, thăm khám theo chỉ định của bác sỹ, tránh làm những xét nghiệm lãng phí.
Tham khảo thông tin tại bài viết: 7 triệu chứng ung thư máu ở trẻ em thường gặp nhất.
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.
Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.
Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?
Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.