Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào để giảm cân an toàn khi mang thai?

Mang thai là một thời gian thú vị, có thể trở thành một tình huống khó xử về cân nặng đối với những phụ nữ đã thừa cân. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn do sự tăng cân không thể tránh khỏi khi mang thai. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cùng tìm hiểu các cách giảm cân an toàn khi mang thai nhé!

May mắn thay, các nghiên cứu đang phát triển cho thấy rằng giảm cân trong khi mang thai có thể - và thậm chí có lợi - đối với một số phụ nữ cực kỳ thừa cân hoặc béo phì (có chỉ số BMI trên 30). Mặt khác, giảm cân không thích hợp với những phụ nữ mang thai có cân nặng bình thường trước khi mang thai. Nếu bạn tin rằng mình có thể có được lợi ích từ việc giảm cân khi mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ về cách thực hiện điều này một cách an toàn mà không ảnh hưởng đến em bé của bạn.

Lập kế hoạch giảm cân từ từ trong thai kỳ

Ngay cả trước khi được sinh ra, đứa con trong tương lai của bạn dựa vào bạn theo nhiều cách. Cơ thể bạn nuôi dưỡng và mang chúng trong khoảng 40 tuần, giúp chúng lớn lên và phát triển. Thừa cân có thể gây ra các vấn đề trong thai kỳ vì nó có thể cản trở các quá trình này. Béo phì khi mang thai dẫn đến:

  • sinh non
  • thai chết lưu
  • sinh mổ
  • dị tật tim ở em bé
  • bệnh tiểu đường thai kỳ ở mẹ (và bệnh tiểu đường loại 2 ở em bé sau này khi lớn lên)
  • huyết áp cao ở mẹ
  • tiền sản giật: dạng cao huyết áp nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác như thận
  • chứng ngưng thở lúc ngủ
  • cục máu đông (đặc biệt là ở chân của thai phụ)
  • nhiễm trùng ở mẹ

Bất chấp những nguy hiểm như vậy, cách tốt nhất để giảm cân của bạn là thông qua một kế hoạch nhất quán, nhưng dần dần, tập trung vào thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Giảm cân từ từ là tốt nhất cho cơ thể của bạn và thai nhi. Nếu bác sĩ khuyên bạn nên giảm cân, thì đây là cách thực hiện kế hoạch này một cách an toàn khi mang thai:

1. Biết bạn cần tăng bao nhiêu cân

Mặc dù đây là một kế hoạch giảm cân nhưng thực tế trong thai kỳ bạn vẫn sẽ tăng cân. Tuy nhiên điều quan trọng là phải biết lượng cân nặng hợp lý cần tăng là bao nhiêu. Thực hiện theo các hướng dẫn tăng cân khi mang thai sau đây của Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận, dựa trên cân nặng của bạn trước khi mang thai:

  • Béo phì (BMI từ 30 trở lên): tăng 5 đến 9kg
  • BMI từ 25 đến 29,9: tăng 7 đến 11kg
  • Cân nặng bình thường (18,5 đến 24,9 BMI): có thể tăng 11 đến 16kg

2. Cắt giảm lượng calo

Cách đầu tiên bạn có thể giảm cân là giảm lượng calo tiêu thụ hàng ngày. Ăn nhiều calo hơn mức bạn đốt cháy là nguyên nhân phổ biến nhất của tăng cân. Cần thâm hụt 3.500 calo để giảm 0.5kg. Trong khoảng thời gian một tuần, điều này tương đương với khoảng 500 calo mỗi ngày để cắt giảm. Trước khi bạn cắt giảm nhiều calo này khỏi chế độ ăn uống của mình, hãy nhớ ghi nhật ký và tính xem bạn thực sự ăn bao nhiêu calo. Bạn có thể nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng để thảo luận về kế hoạch thực phẩm. 

Hãy nhớ rằng phụ nữ mang thai nên ăn không ít hơn 1.700 calo mỗi ngày. Đây là mức tối thiểu và giúp đảm bảo rằng cả bạn và em bé của bạn đều nhận được đủ năng lượng và chất dinh dưỡng một cách thường xuyên. Nếu bạn thường tiêu thụ nhiều calo hơn mức này, hãy cân nhắc cắt giảm dần dần. Ví dụ, bạn có thể:

  • ăn các phần nhỏ hơn
  • cắt bỏ gia vị
  • thay thế chất béo không lành mạnh (như bơ) bằng các loại chất béo/dầu thực vật (như dầu ô liu)
  • đổi bữa ăn vặt từ bánh kẹo sang trái cây
  • nạp vào rau thay vì carbs truyền thống
  • cắt bỏ nước có ga và thay vào đó chọn nước lọc
  • tránh một lượng lớn đồ ăn vặt, như khoai tây chiên hoặc kẹo

Uống vitamin trước khi sinh hàng ngày để đảm bảo rằng bạn nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho bạn và thai nhi. Folate đặc biệt quan trọng, vì nó giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.

3. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày

Một số phụ nữ ngại tập thể dục vì sợ nó gây hại cho thai nhi. Nhưng điều này chắc chắn không đúng. Trong khi một số bài tập có thể có hại (như yoga tư thế khó, chạy điền kinh,...), nhưng tập thể dục tổng thể là cực kỳ có lợi. Nó có thể giúp bạn duy trì cân nặng, giảm dị tật bẩm sinh và thậm chí giảm bớt một số cơn đau nhức mà bạn gặp phải khi mang thai. Khuyến nghị cho phụ nữ có thai hiện tại không khác với phụ nữ chưa mang thai: 30 phút hoạt động mỗi ngày. Nếu điều này là quá nhiều đối với bạn để bắt đầu, hãy cân nhắc chia nhỏ 30 phút thành các khoảng thời gian ngắn hơn trong ngày. Một số bài tập tốt nhất cho phụ nữ mang thai là bơi lội, đi dạo, làm vườn, yoga trước khi sinh,... Mặt khác, bạn nên tránh bất kỳ hoạt động nào dưới đây:

  • các hoạt động dựa vào sự cân bằng, chẳng hạn như đi xe đạp hoặc trượt tuyết
  • bài tập gây đau đớn
  • bài tập làm bạn chóng mặt
  • bài tập sử dụng phần lưng của bạn (sau 12 tuần của thai kỳ)

4. Giải quyết sớm những lo lắng về cân nặng

Mặc dù bạn chắc chắn sẽ tăng cân một cách tự nhiên khi mang thai, nhưng phần lớn sự tăng cân này xảy ra trong ba tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Em bé của bạn cũng phát triển nhanh chóng trong hai tháng cuối của thai kỳ. Bạn không thể kiểm soát việc tăng cân do em bé của bạn và các yếu tố hỗ trợ như nhau thai, vì vậy tốt nhất là bạn nên giải quyết mọi vấn đề về cân nặng sớm hơn trong thai kỳ. Một số thành công trong việc can thiệp cân nặng ở phụ nữ mang thai đã được báo cáo thông qua một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ob fat. Các nhà nghiên cứu cho thấy những phụ nữ nhận được lời khuyên từ tuần thứ 7 đến 21 của thai kỳ ít có khả năng tăng cân quá mức trong tam cá nguyệt thứ ba. Đây chỉ là một ví dụ về việc lập kế hoạch sớm giúp hạn chế tăng cân quá mức. Nếu bạn muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng cân nặng tăng lên tổng thể trong thai kỳ, hãy nhớ để bác sĩ giúp bạn lập kế hoạch sớm. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu bạn đến chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn thêm và lên thực đơn cho bữa ăn. 

Đối với hầu hết phụ nữ mang thai, quản lý cân nặng an toàn hơn bất kỳ hình thức giảm cân đáng kể nào. Mặc dù lợi ích của việc giảm cân khi mang thai là rất lớn, nhưng nó không phù hợp với những phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang thai (BMI trong khoảng 18.5 đến 24.9). Những phụ nữ mang thai nên áp dụng phương pháp giảm cân truyền thống: cắt giảm calo và tập thể dục. Nhưng tuyệt đối không lạm dụng việc giảm cân đến mức có thể gây hại cho em bé của bạn. Đây là lý do tại sao hầu hết các bác sĩ không khuyên bạn nên giảm cân khi mang thai, trừ khi bạn thừa cân đáng kể. Bác sĩ có thể giúp bạn đưa ra quyết định an toàn nhất cho bạn và thai nhi. Bạn luôn có thể xem lại kế hoạch giảm cân lành mạnh tổng thể sau khi sinh con.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cho con bú giúp giảm cân sau sinh

 

Ts. Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm