Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những thực phẩm ngon, bổ, nhưng ăn nhiều 'hại hơn thuốc độc'

Khá nhiều thực phẩm rất bổ dưỡng, lại ngon miệng nhưng có thể gây độc cho cơ thể nếu bạn ăn quá nhiều.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Cà rốt

Cà rốt từ lâu được biết đến là nguồn cung cấp Vitamin A rất dồi dào. Thế nhưng, nếu lượng Vitamin A trong cơ thể bạn bị dư thừa, có thể gây ra tình trạng nhiễm Caroten cao trong máu, một căn bệnh làm cho làn da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân của bạn trở nên vàng hơn.

Nước

Có phải bạn đang cảm thấy kỳ lạ khi nước cũng xuất hiện trong danh sách này? Thế nhưng, sự thật là nếu uống quá nhiều nước có thể tạo ra sự mất cân bằng điện giải. Một hậu quả khác có thể kể đến của việc uống quá nhiều nước là sự tích tụ nước trong não khiến nó sưng lên và tăng áp lực do hộp sọ của con người không thể căng ra. Cả hai trường hợp trên đã được phát hiện ở các vận động viên cảm thấy cần phải bù nước sau một buổi tập dài hoặc ở những người có vấn đề về thận.

Những thực phẩm ngon, bổ, nhưng ăn nhiều 'hại hơn thuốc độc' - ảnh 1

Cà rốt từ lâu được biết đến là nguồn cung cấp Vitamin A rất dồi dào. Thế nhưng, nếu lượng Vitamin A trong cơ thể bạn bị dư thừa, có thể gây ra tình trạng nhiễm Caroten cao trong máu, một căn bệnh làm cho làn da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân của bạn trở nên vàng hơn. Ảnh minh họa: Internet

Quả bơ

Không chỉ chứa chất xơ và rất nhiều vitamin, quả bơ còn có khả năng giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và duy trì các tế bào của bạn do hàm lượng chất béo đơn bão hòa cao. Thế nhưng, bản thân bơ lại là một thực phẩm chứa rất nhiều chất béo. Một quả bơ có chứa tới 240 calo, chiếm khoảng 10% -20% lượng calo lý tưởng mà một người cần, dẫn đến các vấn đề tắc nghẽn động mạch. Chính vì thế, một người chỉ nên ăn khoảng một nửa hoặc 1 quả bơ mỗi ngày.

Chuối

Nếu bạn nghi ngờ mình đang mắc các vấn đề về thận, một chế độ ăn đủ dinh dưỡng và hợp lý là cực kỳ cần thiết để giữ sức khỏe. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên hạn chế tiêu thụ một số loại thực phẩm như chuối, bởi chúng chứa hàm lượng kali rất cao, có thể gây hại cho những người có thận đang hoạt động kém.

Một người trưởng thành khỏe mạnh cần hấp thụ 3500 – 4700 mg kali mỗi ngày từ các loại thực phẩm, và một quả chuối bình thường (150g) đã chứa 537 mg kali. Nhưng nếu bạn đang mắc các bệnh về thận, lượng kali tiêu thụ cần phải thấp hơn bởi cơ thể bạn không thể lọc được hàm lượng vượt cao quá mức, điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Những thực phẩm ngon, bổ, nhưng ăn nhiều 'hại hơn thuốc độc' - ảnh 2

 Bơ lại là một thực phẩm chứa rất nhiều chất béo. Một quả bơ có chứa tới 240 calo, chiếm khoảng 10% -20% lượng calo lý tưởng mà một người cần, dẫn đến các vấn đề tắc nghẽn động mạch. Chính vì thế, một người chỉ nên ăn khoảng một nửa hoặc 1 quả bơ mỗi ngày. Ảnh minh họa: Internet

Các sản phẩm từ sữa

Mặc dù các sản phẩm từ sữa chứa rất nhiều vitamin và chất dinh dưỡng, nhưng tiêu thụ quá nhiều sữa, sữa chua và phô mai lại hại nhiều hơn lợi. Điều này xuất phát từ việc lượng phốt pho cao có trong sữa sẽ gây ra nhiều áp lực cho thận của bạn.

Hơn nữa, nếu thận của bạn không hoạt động hết công suất, chúng không thể loại bỏ các phốt pho dư thừa ra khỏi máu và điều này sẽ khiến xương của bạn mỏng và yếu theo thời gian, tăng nguy cơ gãy xương.

Cá ngừ

Đây là một loại thực phẩm có chứa nguồn axit béo omega-3 và giàu protein, rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, cá ngừ cũng được biết đến như một loại cá có chứa hàm lượng chất gây ô nhiễm môi trường cao nhất có tên gọi là methylmercury – một loại chất độc thần kinh gây tác động không tốt đến sức khoẻ. Chúng sẽ gây ra các vấn đề về thị lực, thính giác và làm chậm phát triển ở trẻ em.

Đặc biệt những loại cá ngừ có kích thước lớn thường chứa một lượng lớn thủy ngân. Loại chất này được tích tụ trong các mô của cá và chúng ta thường tiêu thụ chúng ở các món ăn như bít tết cá hoặc sushi. Bên cạnh đó, những con cá ngừ nhỏ sẽ có hàm lượng thủy ngân thấp hơn và thường được đem đi đóng hộp. Có hai loại cá ngừ đóng hộp thông dụng là cá ngừ trăng và cá ngừ sáng. Trong đó, cá ngừ trắng chứa thủy ngân cao hơn cá ngừ sáng gấp 4 lần.

Những thực phẩm ngon, bổ, nhưng ăn nhiều 'hại hơn thuốc độc' - ảnh 3

Cá ngừ cũng được biết đến như một loại cá có chứa hàm lượng chất gây ô nhiễm môi trường cao nhất có tên gọi là methylmercury – một loại chất độc thần kinh gây tác động không tốt đến sức khoẻ. Chúng sẽ gây ra các vấn đề về thị lực, thính giác và làm chậm phát triển ở trẻ em. Ảnh minh họa: Internet
 

Gan động vật

Như chúng ta cũng đã biết nội tạng động vật là một trong loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như sắt, B12, vitamin… Tuy nhiên, trong 100gr gan lại có chứa lượng vitamin cao hơn mức cho phép dùng mỗi ngày gấp 5 lần. Loại chất dinh dưỡng này được lưu trữ bên trong cơ thể nên việc tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc. Triệu chứng của tình trạng này là thường xuyên đau nhức khắp cơ thể và buồn nôn. Đồng thời, nếu ăn quá nhiều gan động vật thì chúng ta cũng có khả năng cao mắc phải bệnh Alzheimer gây suy giảm trí nhớ.

Mức tiêu thụ tối đa cho loại thực phẩm này là một lần – một tuần. Nếu bạn có lỡ “phải lòng” món ăn này thì hãy tập cho mình thói quen hạn chế sử dụng chúng trong các bữa ăn hằng ngày để giữ cho sức khoẻ thật tốt.

Đã được biết đến như một siêu thực phẩm có thể giúp bạn giảm cân nhờ hàm lượng giàu iốt và chất xơ. Thế nhưng một lượng iốt cao như thế có thể dẫn đến các vấn đề về tuyến giáp và thậm chí tăng cân. Rong biển cũng có thể chứa một lượng lớn kim loại nặng tùy thuộc vào nơi nó sinh sống. Ảnh minh họa: Internet

Củ cải đường

Củ cải đường là một nguồn cung cấp Vitamin và khoáng chất tuyệt vời. Nó cũng chứa nhiều oxit nitric mà cơ thể cần để chuyển đổi thành nitrat, từ đó giúp giảm huyết áp. Thế nhưng, việc Ăn quá nhiều  củ cải đường cũng dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe như:

  • Làm tăng hàm lượng oxalat trong máu. Đây là nguyên nhân hình thành nên sỏi thận và bệnh gout.
  • Tích tụ nhiều khoáng chất trong cơ thể như sắt, kali, natri… không hề tốt cho sức khỏe.
  • Uống nước ép từ củ cải đường quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, buồn nôn, thậm chí là cả tiêu chảy.
  • Gây ra tình trạng phát ban toàn thân, thậm chí bị sốt.
  • Làm tăng lượng đường trong máu bởi nó có chỉ số glycemic khá cao.
  • Gây tổn thương gan và thận bởi củ cải đường chứa rất nhiều đồng, sắt, magie và nhiều kim loại khác nhau.

Ăn quá nhiều củ cải đường có thể gây tổn thương gan và thận bởi củ cải đường chứa rất nhiều đồng, sắt, magie và nhiều kim loại khác nhau. Ảnh minh họa: Internet

Rong biển

Rong biển là một ví dụ hiếm hoi của một loại thực phẩm phi động vật giàu Vitamin B12 và trở thành một sự thay thế tuyệt vời cho thịt trong chế độ ăn kiêng và ăn chay. Nó cũng đã được biết đến như một siêu thực phẩm có thể giúp bạn giảm cân nhờ hàm lượng giàu iốt và chất xơ. Thế nhưng một lượng iốt cao như thế có thể dẫn đến các vấn đề về tuyến giáp và thậm chí tăng cân. Rong biển cũng có thể chứa một lượng lớn kim loại nặng tùy thuộc vào nơi nó sinh sống.

Một số loại trái cây

Một nghiên cứu được Bộ Nông nghiệp Mỹ thực hiện tại ĐH Tuffs cho thấy những loại trái cây rất giàu chất kháng ôxy hóa như mận, trái mâm xôi, dâu tây, cam, bưởi ruột đỏ, chuối, táo, lê...

Các chất chống ôxy hóa giúp bảo vệ gan bình yên vô sự trước tứ bề độc chất và các gốc tự do. Riêng táo tây (apples) chứa thêm pectin có chức năng “tóm” những kim loại nặng (nhất là trong ruột) để “áp giải” chúng ra ngoài, xem như gánh vác một phần trách nhiệm nặng nề của gan.

Do đó, cần tránh lạm dụng những trái cây giàu chất kháng ôxy hóa để cho gan khỏe mạnh nhé.

Những thực phẩm ngon, bổ, nhưng ăn nhiều 'hại hơn thuốc độc' - ảnh 6

Ăn đồ nướng rán là thói quen phổ biến của nhiều người. Ăn đồ nướng rán tẩm cả chất đường cho có chất ngọt và nướng già để giòn tan gây ra hoạt chất gây ung thư (nướng rán ở nhiệt độ cao). Nó không tốt cho gan bởi chất độc phải qua gan xử lý, gan hoạt động nhiều hơn, gây nóng trong người như nổi mụn, táo bón,... Ảnh minh họa: Internet

Đồ nướng, rán

Ăn đồ nướng rán là thói quen phổ biến của nhiều người. Ăn đồ nướng rán tẩm cả chất đường cho có chất ngọt và nướng già để giòn tan gây ra hoạt chất gây ung thư (nướng rán ở nhiệt độ cao). Nó không tốt cho gan bởi chất độc phải qua gan xử lý, gan hoạt động nhiều hơn, gây nóng trong người như nổi mụn, táo bón,...

Thường là nướng đồ mỡ, giàu chất đạm, khi chuyển hóa đều cần nước, bởi cơ thể 55-70% là nước. Nếu không uống đủ nước sẽ gây mệt mỏi cho cơ quan chuyển hóa, làm cho quá trình chuyển hóa không bình thường, khiến cho gốc tự do tấn công tế bào, có thể gây nổi mụn, ngứa, hen, ảnh hưởng tới hệ tim mạch, hệ hô hấp xảy ra trong quá trình chuyển hóa không bình thường, gốc tự do.
 
Tham khảo thông tin tại bài viết: Ăn na tuyệt đối không được cắn hạt
 
Hòa Thuận - Theo Tiền Phong
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm