Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc nhuộm tóc gây ung thư - mối lo ngại ngày càng gia tăng

Thuốc nhuộm tóc là nguyên nhân gây ra ung thư? Hãy cứ cho rằng nếu bạn là người thường xuyên làm mới bản thân bằng cách nhuộm tóc thì bạn sẽ thực sự shock khi đọc những dòng dưới đây.

Kết quả của một nghiên cứu tại Mỹ mới đây cho thấy nguy cơ gia tăng mắc ung thư vú sẽ cao hơn khi sử dụng hóa chất dành cho tóc bao gồm có thuốc nhuộm tóc và thuốc duỗi tóc. Ví dụ,  những  phụ nữ sử dụng thuốc nhuộm tóc cứ sau mỗi 5-8 tuần, thì nguy cơ mắc ung thư vú sẽ tăng thêm 60% ở phụ nữ da màu và 8% ở phụ nữ da trắng.

 Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mặc dù không thể coi việc sử dụng các sản phẩm hóa chất cho riêng tóc để xác định được nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ nhưng việc tránh lạm dụng các hóa chất này cũng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn. Mối quan hệ giữa hóa chất làm tóc và nguy cơ mắc ung thư vú chỉ là một chiều.

Một nghiên cứu xuất bản cuối năm nay đã chỉ ra rằng nhưng phụ nữ thường xuyên nhuộm tóc có thể tăng thêm 9% nguy cơ mắc ung thư vú hơn những người không nhuộm tóc thường xuyên. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu phả hệ của hơn 40 nghìn phụ nữ trong độ tuổi 35-74 tuổi có chị gái hoặc em gái bị ung thư vú nhưng họ thì chưa bị mắc bệnh. Vấn đề đặt ra ở đây là việc có sử dụng các sản phầm làm tóc trong 12 tháng qua không dành cho các đối tượng tham gia nghiên cứu. Họ cũng được theo dõi sức khỏe trong 8.3 năm và xác định được hơn 200 ca mắc bệnh ung thư vú.

Và đây là những gì mà các nhà nghiên cứu quan sát được từ nghiên cứu trên:

  • Thuốc nhuộm tóc có liên quan đến gia tăng 45% nguy cơ mắc ung thư vú ở những phụ nữ da màu và 7% phụ nữ da trắng.
  • Nguy cơ mắc ung thư vú cũng tăng ở những phụ nữ thường xuyên nhuộm tóc (thường xuyên có nghĩa là  5-6 tuần nhuộm mới một lần hoặc thường xuyên hơn), đặc biệt là phụ nữ da màu.
  • Những phụ nữ sử dụng hóa chất duỗi tóc tại nhà cũng có nguy cơ mắc ung thứ vú cao hơn và càng sử dụng thường xuyên hơn thì nguy cơ cũng cao hơn.
  • Những phụ nữ sử dụng thuốc duỗi tóc chuyên nghiệp tại salon  tối thiểu sau mỗi 5-8 tuần  cũng đối mặt với việc tăng 30% nguy cơ mắc ung thư vú
  • Những thuốc nhuộm hoăc thuốc duỗi tóc bán tạm thời hoặc tại nhà không liên quan đến nguy cơ mắc ung thư vú.

Như vậy có thể nói phụ nữ da màu bị ảnh hưởng rất nhiều từ hóa chất làm tóc, đặc biệt là phụ nữ da màu. Mặc dù khó có thể giải thích được tại sao lại như vậy nhưng có thể là do sự khác biệt trong các sản phẩm tóc dành cho da màu khác với với sản phẩm dành cho da trắng.

Thuốc nhuộm màu trầm cũng có chứa nhiều hóa chất hơn  nên cũng làm gia tăng nguy cơ cao hơn

Vậy thuốc nhuộm tóc có gây ra ung thư vú thật không? Top 10 các hóa chất trong thuốc nhuộm đáng lo ngại.

Theo Viện quốc gia về dịch vụ sức khỏe môi trường, có rất nhiều sản phẩm làm tóc có chứa các chất ảnh hưởng đến hệ nội tiết con người và các yếu tố gây ung thư vú tiềm ẩn.

Có 3 loại thuốc nhuộm tóc:

  • Thuốc nhuộm tóc tạm thời chỉ bao phủ bề mặt tóc chứ không đi sâu vào trục tóc.
  • Thuốc nhuộm tóc bán tạm thời thì đi sâu vào trục tóc nhưng có thể rửa trôi sau 5-10 lần gội.
  • Thuốc nhuộm tóc vĩnh viễn làm thay đối trục tóc trong thời gian dài.

Theo hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, thuốc nhuộm tóc vĩnh viễn có chứa các chất tạo màu là các amine và phenol có mùi thơm để trở thành màu nhuộm khi tiếp xúc với oxi già. Một khi phản ứng hóa học xảy ra, các hợp chất sẽ trở thành loại màu nhuộm vĩnh viễn nằm lại trên tóc cho đến khi chúng bay màu.

Những hóa chất trong thuốc nhuộm tóc có tiềm ẩn các nguy cơ gây hại bao gồm:

  • Ammonia: gây kích úng hệ hô hấp và ảnh hưởng đến hệ nội tiết
  • Hydrogen peroxide (oxi già): kích ứng hệ hô hấp và da, gây bỏng da, ảnh hưởng đến mắt và gây ra dị ứng.
  • P-phenylenediamine: chất gây ung thư tiềm ẩn vì gây dộc cho nội tạng và máu, gây ra dị ứng và gây độc hệ miễn dịch,
  • Resorcinol:  gây gián đoạn hệ nội tiết và ung thư có thể do dị ứng và độc tố hệ miễn dịch, gây kích ứng da, mắt và phổi.
  • Toluene-2,5-diamine sulfate: gây ung thư
  • Methylisothiazolinone: gây độc hệ thần kinh
  • Chất tạo mùi nhân tạo: gây dị ứng, gây độc đến nội tạng
  • Methylparaben:  ảnh hưởng đến hệ nội tiết
  • 1-Naphthol:  gây ung thư
  • Ethanolamine: gây độc cho  nội tạng, dị ứng

Vậy những chất này có tương tác cùng nhau trong thuốc nhuộm tóc vĩnh viễn?

Đầu tiên, ammonia (hoặc ethanolamines khi sử dụng những sản phẩm không chứa ammonia) làm mềm một phần trong số rất nhiều các lớp protein của tóc xuống để cho phép các màu nhuộm đi sâu và trục tóc. Sau đó hydrogen peroxide sẽ tẩy hay làm mòn tóc giúp cho màu nhuộm bám vào, tương tự như p-phenylenediamine.

Rất nhiều loại màu nhuộm có mặt trong thuốc nhuộm tóc vĩnh viễn được là màu nhuộm từ than và thường được sử dụng dưới dạng dung môi hydrocarbon. Trong quá trình đốt và luyện than, một chất lỏng màu nâu đen được tạo ra. Các chất hóa học có trong dung dịch này thường được sử dụng là chất nhuộm trong thành phần của mỹ phẩm mặc dù chúng nổi tiếng là chất gây ra ung thư.

Mối lo ngại về chất duỗi tóc

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy những hóa chất trong sản phẩm duỗi tóc có thể chứa hoạt chất hormone. Thành phần nổi tiếng gây ra nhiều vấn đề trong thuốc duỗi tóc chính là formaldehyde. Được biết đến là nguyên nhân gây ung thư và có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư ở ngay cả nồng độ thấp nhưng lại không gây ra triệu chứng rầm rộ.

Chỉ cần ngửi formaldehyde cũng có thể làm bạn kích ứng ở họng, mắt và mũi, đôi khi gây ra chảy máu mũi, viêm họng và ho. Nếu cơ thể bạn đã kích ứng nhanh với chất này thì hãy tưởng tượng xem cơ thể bạn sẽ như thế nào khi đắp trực tiếp loại hóa chất đó vào tóc và da đầu?

Formaldehyde cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương gây ra sự thay đổi về cảm xúc, mất ngủ, suy giảm trí nhớ và đau đầu.

Nếu bạn nghĩ bạn sẽ an toàn nếu sử dụng các loại thuốc không chứa Formaldehyde thì bạn đã nhầm. Phiên bản không chứa Formaldehyde sẽ có thể methylene glycol là một chất giải phóng ra Formaldehyde khi bị làm nóng. Nhiệt độ của máy là tóc có thể lên đến 2320C hoặc cao hơn trong quá trình duỗi tóc, nên ở nhiệt độ này những sản phẩm không chứa Formaldehyde cũng trở lên nguy hiểm.

Những sản phẩm thiên nhiên thay thế

Sử dụng màu nhuộm tự nhiên

Thay vì sử dụng hóa chất bạn có thể sử dụng các sản phẩm tự nhiên để làm tóc sáng màu hơn như: hoa cúc, baking soda, chanh, giám táo và muối biển. Trộn các thành phần này với nhau rồi bôi lên tóc sau đó ủ trong vòng 20-60 phút sẽ giúp tóc sáng màu hơn mà không cần hóa chất.

Nhuộm màu trầm với henna

Bột henna được coi là an toàn hơn, tự nhiên hơn so với các loại thuốc nhuộm vĩnh viễn. Henna là màu nhuộn thực vật tinh khiết,, không chứa chất hóa học và tất nhiên là bạn nên mua chúng ở những công ty lớn và uy tín.

Trộn bột henna với ½ cốc nước nóng sau đó để hỗ hợp qua một đêm rồi hôm sau bôi lên tóc, sau 2-3 tiếng thì xả bằng nước sạch. Hãy đeo găng mỗi khi tiếp xúc với bột henna và tránh nhuộm da bằng cách bôi một ít dầu dừa vào chân tóc trước.

Nhuộm màu trầm với cà phê

Có thể bạn chưa biết cà phê cũng là một màu nhuộm tối tự nhiên. Chúng không hề có một tác dụng phụ nào như thuốc nhuộm vĩnh viễn nhưng vẫn cho bạn một màu tóc đẹp tự nhiên.  Tất cả những gì bạn làm là sử dụng bột cà phê đen đã sấy trộn cùng với một ít dầu xả. Bôi hỗn hợp lên tóc và để ít nhất là một tirsngs sau đó xả sạch.

Sử dụng các sản phẩm keratin tự nhiên

Sử dụng các dầu gội, dầu xả và mặt nạ tóc có chứa keratin tự nhiên giúp làm mềm tóc và giúp tóc thẳng hơn. Keratin có tác dụng phục hồi các hư tổn của tóc giúp tóc mềm mượt và khỏe mạnh hơn.

Sử dụng các loại xả sâu tự nhiên

Dầu argan và dầu dừa đều có tác dụng dưỡng ẩm và chữa lành tổn thương của tóc giúp thẳng mượt tự nhiên.  Làm ấm một thìa cà phên hỗn hợp hai loại dầu bằng tay sau đó mát xa vào tóc và da đầu. Chụp mũ tắm và để qua đến. Sáng hôm sau bạn hãy xả sạch tóc.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ảnh hưởng của thuốc nhuộm tóc tới sức khỏe.

Bs. Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Draxe
Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

Xem thêm