Chị Trần Thị Mai P. trú tại Hoàng Mai, Hà Nội đang điều trị ung thư tại bệnh viện K3, Hà Nội, không thể nào quên được những sai lầm chết người của mình. Chỉ chút xíu nữa là chị mất cơ hội được cứu sống. Chị P. kể, cách đây 7 năm chị đã bị đi ngoài ra máu. Sau đó chị đi nội soi đại trực tràng, bác sĩ cho biết chị bị trĩ độ 2 và cho thuốc điều trị. Chị P. về nhà sử dụng thêm rau diếp cá. Các triệu chứng táo bón, kèm theo máu tươi đã hết.
Chính vì thế, khi triệu chứng đi đại tiện ra máu tái xuất hiện, chị P. tự ý đi chữa trĩ bằng thuốc nam và uống thêm sinh tố rau má, lá diếp cá. Chị tưởng đỡ nhưng càng ngày càng bị đi ngoài ra máu kèm theo triệu chứng đau bụng quanh vùng bụng dưới.
Khi chị P. đi nội soi mới phát hiện có ổ loét ở đại trực tràng và kết quả sinh thiết chẩn đoán chị bị ung thư đại trực tràng. Sau khi làm phẫu thuật cắt bỏ đoạn trực tràng tổn thương, sức khoẻ của chị P. vô cùng xấu. Cứ nghĩ đến bệnh ung thư chị lại lo lắng đứng ngồi không yên.
Đến giờ, sau khi đã khoẻ mạnh hơn, trải qua 5 đợt hoá trị, sức khoẻ của chị đã tốt hơn. Cứ nghĩ lại những ngày đi uống thuốc nam trị trĩ, chị P. lại thấy sợ. Nếu chị không đến bệnh viện kiểm tra sớm mà cứ ở nhà chữa trĩ chắc giờ chị chẳng còn sống nổi. Tiền sử gia đình, chị P. cho biết, bố chị cũng mất vì ung thư đại trực tràng cách đây 17 năm. Bác sĩ khẳng định bệnh có thể di truyền.
Hay như trường hợp của ông Trịnh Văn Hoà trú tại Đông Hưng, Thái Bình. Ông Hoà bị polyp đại trực tràng nhưng không biết. Ông Hoà cho biết, cả đời ông chưa bao giờ đi bệnh viện nội soi nói gì đến biết bệnh. Ông thấy mình sống khoẻ, ăn khoẻ, thi thoảng mệt mỏi nghỉ ngơi là khoẻ hơn. Đến khi thấy đi ngoài ra máu, phân không thành khuôn kèm theo nhầy nhầy. Ông lại bị đau bụng thường xuyên, mặt mũi lúc nào cũng nhăn nhó nên mới đi kiểm tra. Bác sĩ ở bệnh viện tỉnh chẩn đoán polyp đại tràng theo dõi K đại tràng.
Ông Hoà không yên tâm lên Bệnh viện K Hà Nội nội soi sinh thiết lại. Kết quả, trong một chùm polyp có một khối u loét rộng, sinh thiết giải phẫu tế bào học chẩn đoán dương tính với tế bào ung thư.
Căn bệnh nguy hiểm chỉ sau ung thư phổi
Ung thư đại - trực tràng là bệnh ung thư phổ biến ở các nước đang phát triển, bệnh ung thư nguy hiểm dễ gây tử vong đứng thứ 2 sau ung thư phổi.
Bác sĩ Đặng Thế Căn - nguyên Phó giám đốc Bệnh viện K Hà Nội - cho biết, lối sống, chế độ ăn uống như ăn mặn, ăn nhiều chất lên men, nhiều muối như cá muối, các thức phẩm ướp muối, đồ ăn chứa nhiều mỡ, chất béo, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm xông khói, xúc xích… là một trong những yếu tố gây ung thư đại trực tràng đã được ghi nhận hiện nay.
Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng còn có các nguyên nhân khác như viêm loét đại trực tràng mãn tính, bệnh viêm mô hạt mãn tính đường tiêu hoá. Các polyp có kích thước to nguy cơ ung thư hoá cũng rất cao, một số hội chứng polyp tuyến có yếu tố gia đình cũng có nguy cơ ung thư hoá.
Vì thế, trong gia đình nếu có người bị polyp tuyến thì cả gia đình nên thường xuyên nội soi đại trực tràng để sớm phát hiện ung thư đại trực tràng. Khi khối u ung thư lớn dần có thể lấp kín lòng đại tràng, trực tràng gây ra tắc ruột với các biểu hiện như táo bón, đau bụng, đầy hơi, nôn, nên rất dễ bị người bệnh coi nhẹ. Khi khối u phát triển có thể dẫn đến thủng ruột gây viêm phúc mạc. Triệu chứng thay đổi thói quen đại tiện, đại tiện ra máu, phân nhầy nhầy….
Hiện nay, nếu bệnh được chẩn đoán sớm thì cơ hội sống của bệnh nhân cũng cao, đặc biệt là ung thư phần đại tràng tiên lượng tốt hơn phần trực tràng. Sau khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành hoá trị, xạ trị kèm theo điều trị đích.
Để phòng ung thư đại trực tràng, bác sĩ Căn cho biết thay đổi lối sống, ăn nhiều chất xơ, hoa quả và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Tránh các thực phẩm như dưa khú, cá muối mặn, thịt xông khói…
Tự kỷ là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị tự kỷ không chỉ phát triển chậm trong việc giao tiếp, trong tương tác với mọi người xung quanh, gặp khó khăn trong việc kiểm soát ngôn ngữ mà còn có những rối loạn hành vi có thể ảnh hưởng tới gia đình và xã hội.
SUCKHOE+ | Chốc lở là bệnh do vi khuẩn gây ra có khả năng lây nhiễm cao ở trẻ em. Để phòng ngừa các biến chứng của bệnh, cha mẹ cần có phương pháp chăm sóc trẻ hợp lý, khoa học.
Sau 2 mùa Hè bị ảnh hưởng do COVID-19, năm nay, trẻ đã có cơ hội tham gia các hoạt động tập thể trong trạng thái “bình thường mới”. Một vài gợi ý sau giúp cha mẹ tìm được hoạt động bổ ích cho trẻ phát triển thể chất trong mùa Hè này.
Theo một nghiên cứu gần đây về COVID-19, các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự lây nhiễm virus SARS-CoV-2 không được phát hiện có thể gây ra các trường hợp viêm gan bí ẩn được báo cáo ở hàng trăm trẻ nhỏ trên khắp thế giới.
Ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, nhu cầu cần ghép thận đã vượt xa nguồn cung cấp. Sự thiếu hụt càng trở nên trầm trọng hơn khi các bệnh viện bắt đầu từ chối sử dụng thận từ những người hiến tặng dương tính với SARS-CoV-2.
TS Phạm Văn Bình, Phó giám đốc Bệnh viện K, khi khuyến cáo người dân các biện pháp phòng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, điều đầu tiên ông đề cập là nên giảm lượng thịt đỏ.
SEA Games 31 đang diễn ra với lịch thi đấu giữa các đội, trong đó có môn thể thao vua là bóng đá. Và không ít người bệnh tim mạch là "fan" hâm mộ môn thể thao này, muốn hòa mình vào không khí sôi động của các trận túc cầu.
Cúm là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, ảnh hưởng đến mũi, họng và phổi. Trong một số trường hợp, bệnh cúm có thể trở năng và đe dọa đến tính mạng. Virus cúm thay đổi liên tục, có thể khiến bệnh trở nên khó điều trị. Sử dụng thuốc giúp giảm các triệu chứng của cúm, một số liệu pháp thay thế như xông hoặc sử dụng tinh dầu cũng có hiệu quả cao.