Răng bị xỉn màu là tình trạng màu răng của bạn bị thay đổi, trông không còn sáng và trắng như bình thường. Răng có thể sậm màu hơn, có vết ố trên bề mặt hoặc chuyển từ màu trắng sang các màu khác như vàng, nâu, xám,… Dưới đây là những thói quen có hại làm hỏng và xỉn màu răng của bạn.
Nhiều người thường nghĩ rằng đá là vô hại vì thành phần hoàn toàn tự nhiên, không đường và không hóa chất. Tuy nhiên việc nhai đồ cứng và lạnh có thể làm sứt mẻ, thậm chí làm nứt răng của bạn. Thói quen nhai đá cũng làm kích thích các mô mềm bên trong răng, khiến răng bị đau thường xuyên. Thực phẩm quá nóng và quá lạnh sẽ kích hoạt cơn đau nhanh, mạnh hoặc kéo dài. Nếu việc nhai đã trở thành thói quen của bạn, hãy dùng kẹo cao su không đường để thay thế.
Nên đeo dụng cụ bảo hộ răng miệng khi chơi bóng đá, khúc côn cầu hay bất kỳ môn thể thao tiếp xúc và va chạm nào khác. Nếu không có miếng nhựa đúc bảo vệ hàm trên, răng của bạn có thể bị sứt mẻ, thậm chí bị đánh bật ra khi có tác động mạnh bạo. Bạn có thể mua dụng cụ bảo vệ miệng tự lắp tại cửa hàng thể thao, hoặc nhờ nha sĩ thiết kế một dụng cụ riêng cho bản thân.
Không bao giờ là quá sớm để bảo vệ răng. Việc cho bé bú một bình nước trái cây hoặc sữa trước khi ngủ có thể khiến cho răng của trẻ bị sâu. Em bé quen với việc bú sữa trước khi ngủ sẽ tạo điều kiện cho răng ngập trong chất đường cả đêm.
Xỏ khuyên lưỡi là xu hướng của giới trẻ, nhưng vô tình cắn vào đinh kim loại có thể làm nứt răng. Xỏ môi cũng có nguy cơ tương tự. Hơn nữa, kim loại cọ xát vào nướu có thể gây tổn thương, dẫn đến mất răng. Miệng cũng là nơi trú ẩn của vi khuẩn, do đó việc xỏ khuyên sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và lở loét. Một rủi ro khác khi xỏ lưỡi là vô tình đâm vào mạch máu lớn, gây chảy máu nghiêm trọng. Vì vậy nên hỏi ý kiến nha sĩ về những nguy cơ sức khỏe trước khi quyết định xỏ khuyên môi hoặc lưỡi.
Nghiến răng có thể làm mòn răng theo thời gian. Nguyên nhân của thói quen này thường là do căng thẳng, stress hoặc hành động vô thức trong khi ngủ, khó kiểm soát. Nên tránh ăn các thực phẩm cứng để giúp giảm đau và hạn chế thiệt hại răng từ thói quen này. Ngoài ra, đeo dụng cụ bảo vệ miệng vào ban đêm có thể ngăn ngừa tổn thương do nghiến răng khi ngủ.
Những loại dược phẩm này được bán rộng rãi nhưng không hoàn toàn lành mạnh, hầu hết đều được thêm nhiều đường. Vì vậy, sau khi ngậm kẹo làm dịu cổ họng hoặc uống siro ho, bạn hãy đánh răng cẩn thận. Đường trong thuốc ho hoặc kẹo cứng sẽ bao bọc các mảng bám dính trên răng. Sau đó, vi khuẩn trong mảng bám sẽ chuyển đổi đường thành một loại axit ăn mòn men răng. Cuối cùng là dẫn đến sâu răng.
Tất cả các món ăn ngọt đều thúc đẩy sâu răng, đặc biệt là một số loại kẹo. Kẹo dẻo dính trong răng, khiến đường và axit tiếp xúc với men răng trong nhiều giờ. Nếu muốn ăn kẹo dẻo, hãy dùng vài viên cùng lúc với bữa ăn chính, thay vì ăn riêng giữa giờ. Nước bọt được sản xuất nhiều hơn trong bữa ăn, hờ đó giúp rửa sạch mảnh vụn kẹo và axit.
Mở nắp chai hoặc bao bì nhựa bằng răng có thể thuận tiện, nhưng tất cả các nha sĩ đều không ủng hộ thói quen này. Dùng răng để xé bao bì có thể khiến chúng bị nứt hoặc sứt mẻ. Thay vào đó, bạn nên mở bao nhựa bằng kéo và dụng cụ mở nắp chai chuyên dụng. Tóm lại, răng chỉ nên được sử dụng để ăn uống thông thường.
Nước ép trái cây rất dồi dào vitamin và chất chống oxy hóa, nhưng hầu hết cũng chứa nhiều đường. Một số loại nước ép thậm chí còn có lượng đường tương đương với soda. Ví dụ, soda cam có nhiều hơn nước ép cam chỉ 10g đường. Trái cây có vị ngọt tự nhiên, vì vậy hãy chọn loại nước ép không thêm đường. Bạn cũng có thể giảm hàm lượng đường tiêu thụ bằng cách tự chế biến tại nhà và pha loãng nước trái cây với một ít nước.
Ăn vặt tạo ra ít nước bọt hơn một bữa ăn chính, để lại những mẩu thức ăn mắc trong răng lâu hơn. Cần tránh ăn vặt quá thường xuyên, thay vào đó là chọn những đồ ăn nhẹ có ít đường và tinh bột.
Màu sắc và tính axit của cà phê có thể gây ố vàng răng theo thời gian. May mắn thay, đây là một trong những vết bẩn dễ khắc phục nhất bằng các phương pháp tẩy trắng răng khác nhau. Do đó, bạn có thể đến gặp nha sĩ nếu bạn lo lắng về sự đổi màu của răng.
Thuốc lá truyền thống và các sản phẩm thuốc hút khác đều có khả năng làm ố răng, thậm chí gây rụng mất răng do bệnh về nướu. Hút thuốc lá cũng có thể gây ung thư miệng, môi và lưỡi. Giữ được nụ cười đẹp là một trong những lý do chính đáng để bỏ thuốc, nhất là đối với phụ nữ.
Các axit trong rượu sẽ ăn mòn men răng, tạo ra những chỗ lồi lõm khiến răng dễ bị ố hơn. Rượu vang đỏ cũng chứa sắc tố tạo màu chromogen và tannin bám vào răng.
Tình trạng rối loạn ăn uống, cụ thể là ăn vô độ, sẽ khiến bạn tiêu thụ số lượng đồ ngọt quá mức, dẫn đến sâu răng. Mặt khác, hội chứng chán ăn và nôn ói thậm chí còn gây tổn hại sức khỏe răng miệng nhiều hơn. Các axit mạnh có trong chất nôn sẽ ăn mòn răng, khiến chúng giòn và yếu, đồng thời cũng gây hôi miệng. Nhìn chung, rối loạn ăn uống có thể dẫn đến một loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, vì vậy hãy thăm khám bác sĩ nếu bạn gặp phải tình trạng này.
Răng xỉn màu là một vấn đề thẩm mỹ, không gây hại đến sức khỏe. Tuy nhiên có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sự tự tin trong cuộc sống. Chính vì vậy, không nên chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng. Hãy thay đổi một số thói quen để có được nụ cười trắng sáng và rạng rỡ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thói quen có hại cho răng
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.