Phụ nữ có thể gặp những thay đổi ở âm đạo của họ sau khi sinh con. Những thay đổi thường gặp bao gồm đau vùng đáy chậu, đau khi quan hệ tình dục, chảy máu và khô âm đạo. Điều này là hoàn toàn bình thường khi phụ nữ nhận thấy những thay đổi và cảm thấy khó chịu ở âm đạo sau khi sinh con.
Để đảm bảo quá trình phục hồi an toàn, phụ nữ sau sinh nên khám sức khỏe đều đặn với bác sĩ phụ sản, lần khám đầu tiên nên là trong vòng 3 tuần sau khi sinh.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những thay đổi ở âm đạo mà phụ nữ có thể gặp phải sau khi sinh con và đưa ra những lời khuyên hữu ích để việc phục hồi sau sinh trở nên dễ dàng hơn.
Âm đạo rộng hơn
Việc âm đạo của bạn có vẻ rộng hơn so với trước khi sinh là điều bình thường. Triệu chứng sưng và giãn nở sẽ giảm dần sau vài ngày.
Mặc dù vậy, tình trạng lỏng lẻo ở âm đạo vẫn là tình trạng phổ biến ở những người mới sinh con.
Lời khuyên:
Mặc dù âm đạo của bạn có thể không trở lại hình dạng trước khi sinh nhưng đây không phải là điều đáng lo ngại. Bạn có thể thử các bài tập cơ sàn chậu hoặc bài tập Kegel để giúp săn chắc cơ âm đạo. Những bài tập này cũng có thể giúp ngăn ngừa chứng tiểu không tự chủ.
Bên cạnh đó, nó cũng có thể giúp việc quan hệ tình dục cảm thấy dễ chịu hơn phần nào. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đang gặp khó khăn trong việc đạt khoái cảm tình dục hoặc lo lắng về độ rộng của âm đạo, bạn có thể đi khám phụ sản với bác sĩ sản phụ khoa.
Các bác sĩ phụ sản cũng không khuyến nghị phẫu thuật thẩm mỹ, tạo hình âm đạo hoặc các thủ thuật laser để điều trị tình trạng giãn âm đạo sau sinh. Một số cơ sở thẩm mỹ gọi các thủ tục này là "trẻ hóa âm đạo", tuy nhiên đây chỉ là một thuật ngữ tiếp thị chứ không phải là một thủ thuật y tế.
Khô âm đạo
Khô âm đạo sau sinh là hiện tượng phổ biến và bình thường, đặc biệt đối với những người đang cho con bú. Điều này là do lượng estrogen thấp và những người đang cho con bú sẽ có lượng estrogen thấp hơn những người không cho con bú.
Do đó, khô âm đạo có thể làm cho quan hệ tình dục không thoải mái hoặc đau đớn và có thể gây chảy máu nhẹ.
Đọc thêm tại bài viết: Những nguyên nhân gây khô âm đạo
Lời khuyên:
Một khi bạn ngừng cho con bú và kinh nguyệt của bạn quay trở lại, lượng estrogen sẽ trở lại mức trước khi mang thai và tình trạng khô âm đạo sẽ được cải thiện.
Trong thời gian chờ đợi kinh nguyệt, bạn có thể thử những cách sau để giảm bớt sự khó chịu bằng cách:
Đau nhức và vết khâu
Loại đau nhức, cường độ đau nhức và thời gian đau nhức sẽ khác nhau tùy theo từng người. Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ cải thiện cơn đau trong vòng 6–12 tuần sau khi sinh.
Bạn có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau đây sau khi sinh con:
Những người đã trải qua phẫu thuật cắt tầng sinh môn, tức là bác sĩ rạch một đường ở đáy chậu để mở rộng cửa âm đạo hoặc bị rách tầng sinh môn, có thể cần phải khâu.
Có khoảng 9 trong số 10 người sinh con qua đường âm đạo lần đầu tiên sẽ bị rách, trầy xước hoặc cắt tầng sinh môn. Các vết khâu sẽ lành trong vòng 1 tháng sau khi sinh.
Lời khuyên:
Những vết rách âm đạo nhẹ xảy ra trong quá trình sinh nở có thể mất vài tuần để lành lại.
Để giảm bớt cơn đau trong thời gian chờ đợi vết thương lành, bạn có thể:
Nếu bạn lo lắng về quá trình lành vết thương và cơn đau, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ sản phụ khoa về các biện pháp giúp làm giảm đau.
Xuất huyết
Việc chảy máu và tiết dịch sau khi sinh là bình thường. Ban đầu dịch có thể có màu đỏ tươi, sau đó trở nên nhạt hơn và hồng hơn trong vòng vài ngày. Theo thời gian, xuất huyết sẽ giảm dần và cuối cùng dừng lại.
Một số người có thể bị chảy máu âm đạo sau sinh kéo dài trong vài tuần.
Những người bị chảy máu quá nhiều nên đi khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu của xuất huyết sau sinh hoặc mất trương lực tử cung. Bác sĩ sản khoa định nghĩa chảy máu quá nhiều là việc thay nhiều hơn hai miếng băng vệ sinh mỗi giờ trong hơn 1-2 giờ.
Xuất huyết sau sinh là nguyên nhân trực tiếp hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở bà mẹ trên toàn thế giới.
Lời khuyên:
Việc xuất huyết sau sinh là một phần tất yếu của quá trình hồi phục. Tuy nhiên, để quá trình xuất huyết dễ dàng hơn, bạn có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày và nhớ đến gặp bác sĩ sản phụ khoa để kiểm tra sau sinh 6 tuần. Bạn cũng có thể tiếp tục sử dụng băng vệ sinh cho đến khi hết dịch.
Chảy máu sau sinh (sản dịch)
Bạn sẽ bị chảy máu sau sinh hoặc tiết sản dịch sau khi sinh con.
Sản dịch chứa chất nhầy, bạch cầu, mô và máu. Tử cung tiết ra hỗn hợp chất lỏng và mô giống như chu kỳ kinh nguyệt này để cơ thể có thể thay thế niêm mạc tử cung sau khi sinh.
Cần lưu ý rằng hiện tượng này thường xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi sinh nhưng có thể kéo dài đến 12 tuần sau đó.
Sản dịch ban đầu có thể có màu đỏ tươi và ra nhiều, sau đó sẽ trở nên nhạt hơn và lượng ít dần đi.
Những người mất hơn 1000 ml máu trong vòng 24 giờ sau khi sinh nên đi khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu của băng huyết sau sinh.
Đọc thêm tại bài viết: Hậu sản sau sinh: mẹ không thể chủ quan
Đau khi quan hệ tình dục
Bạn có thể gặp phải tình trạng khó giao hợp hoặc đau khi quan hệ tình dục khi thử quan hệ lại sau khi sinh con.
Mặc dù không có mốc thời gian cụ thể về thời điểm bạn có thể quan hệ tình dục trở lại sau khi sinh nhưng hầu hết các bác sĩ đều khuyên mọi người nên đợi 4–6 tuần sau khi sinh thường.
Những người bị rách tầng sinh môn hoặc cắt tầng sinh môn nên đợi cho đến khi vết thương lành hẳn vì quan hệ tình dục quá sớm có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết sau sinh và nhiễm trùng tử cung.
Lời khuyên:
Bạn có thể thử những cách sau để giúp giảm bớt cơn đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục sau sinh:
Nếu bạn vẫn tiếp tục cảm thấy đau khi quan hệ tình dục, bạn nên tới gặp bác sĩ ngay.
Sẹo
Nếu ống âm đạo của một người không thể giãn ra đủ rộng để sinh con, đáy chậu có thể bị rách hoặc bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cắt tầng sinh môn.
Sẹo to quá mức, sẹo lồi hoặc ngứa có thể hình thành xung quanh vùng rách hoặc vết mổ.
Nếu bạn lo lắng về tình trạng rách tầng sinh môn, bạn có thể xoa bóp tầng sinh môn trong vài tuần cuối của thai kỳ để giảm nguy cơ phải cắt tầng sinh môn.
Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về cách tốt nhất để xoa bóp đáy chậu.
Ảnh hưởng đến kinh nguyệt
Trong khi một số người có thể sẽ có chu kỳ kinh nguyệt nặng nề hơn, dài hơn hoặc đau đớn hơn sau khi sinh, những người khác có thể thấy rằng chu kỳ kinh nguyệt của họ được cải thiện.
Nếu bạn cho con bú bình hoặc kết hợp cho con bú bình và cho con bú trực tiếp có thể có kinh lần đầu tiên từ 5–6 tuần sau khi sinh.
Đối với những người không cho con bú có thể bắt đầu rụng trứng trong vòng vài tuần sau khi sinh con. Đối với những người đang cho con bú, chu kỳ kinh nguyệt có thể bắt đầu sau 6 tháng.
Tiểu không tự chủ
Trong vài ngày đầu sau khi sinh, bạn có thể cảm thấy đau hoặc nóng rát khi đi tiểu.
Tiểu không tự chủ cũng là tình trạng phổ biến khi mang thai và sau khi sinh con.
Số lần sinh nở của bạn, từ cả sinh mổ và sinh thường, có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu không tự chủ. Ngoài ra, nếu bạn mắc chứng tiểu không tự chủ khi mang thai, bạn sẽ có nhiều khả năng mắc chứng này sau khi sinh con.
Chứng tiểu không tự chủ sau sinh thường biến mất khi cơ xương chậu của bạn lấy lại được sức mạnh. Những người bị mất kiểm soát lâu dài nên tới gặp bác sĩ.
Lời khuyên:
Bạn có thể thử những cách sau để giảm bớt sự khó chịu:
Giảm ham muốn, khó đạt cực khoái
Bạn có thể gặp khó khăn khi đạt cực khoái sau khi sinh con. Điều này có thể xảy ra do:
Những người gặp khó khăn trong việc đạt được cực khoái hoặc bị rối loạn chức năng tình dục sau khi sinh nên tới gặp bác sĩ để xem liệu có tình trạng tiềm ẩn có thể làm trầm trọng thêm vấn đề này hay không.
Đổi màu âm hộ
Mang thai làm tăng sản xuất estrogen và progesterone của cơ thể. Dòng hormone này dẫn đến tăng lưu lượng máu, do đó có thể khiến môi âm hộ bị sẫm màu.
Những thay đổi này có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào từng người.
Phục hồi sau sinh
Thời kỳ hậu sản bắt đầu sau khi một người sinh con và có thể kéo dài 6–8 tuần. Nó kết thúc khi cơ thể người phụ nữ gần như trở lại trạng thái trước khi mang thai.
Trong giai đoạn phục hồi này, bạn nên đảm bảo rằng:
Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Mặc dù cảm giác khó chịu nói chung là điển hình trong quá trình phục hồi sau sinh, nhưng các triệu chứng khác nghiêm trọng hơn thì không đơn giản như vậy.
Nếu bạn có một hoặc nhiều triệu chứng sau đây nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức:
Bạn cũng nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng trầm cảm sau sinh nào.
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì phụ nữ mang thai và cho con bú,... Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678
Cùng khám phá cẩm nang du lịch cuối năm khỏe mạnh với những mẹo hữu ích giúp bạn phòng tránh say tàu xe, các bệnh thường gặp và chuẩn bị thuốc men cần thiết. Đảm bảo chuyến đi an toàn và tràn đầy năng lượng!
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.