Những tác dụng phụ của liệu pháp oxy
Thiếu không khí là một trong những nỗi lo lắng thường gặp nhất của tất cả các triệu chứng y tế. Bệnh nhân khi không thể nhận được đủ oxy từ không khí thường gây nên các triệu chứng này. Liệu pháp oxy bao gồm tăng cung cấp oxy nồng độ cao đến phổi, giúp làm dịu cơn khó thở. Bệnh nhân bị bệnh phổi cấp tính và mãn tính, như viêm phổi, xơ nang và COPD, và những người bị suy tim nặng thường được hưởng lợi từ liệu pháp oxy. Mặc dù liệu pháp oxy thường an toàn và hiệu quả khi sử dụng đúng theo quy định, các phản ứng phụ có thể xảy ra ở một số bệnh nhân.
Khó chịu ở mũi
Nhiều bệnh nhân được thở Oxy thông qua gọng mũi – một ống nhựa dẻo thường được đưa vừa vào mũi. Theo thời gian, ống này có thể gây kích ứng lớp niêm mạc của mũi, gây đau nhức hoặc thỉnh thoảng chảy máu. Có thể thay đổi thiết kế hoặc kích thước gọng mũi, hoặc thay đổi hệ thống cung cấp oxy qua mask, có thể giúp giảm bớt vấn đề này cho hầu hết bệnh nhân.
Giảm thông khí
Trung tâm hô hấp ở não giám sát lượng oxy và carbon dioxide trong máu. Mức độ carbon dioxide trong máu thường đóng vai trò là chất kích thích đầu tiên cho việc hít thở. Ở một số bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, mức độ oxy trong máu trở thành yếu tố kích thích chính cho hô hấp, hiện tượng này được gọi là tình trạng kích thích hô hấp do thiếu oxy.
Trong số những bệnh nhân tăng thông khí do thiếu oxy, liệu pháp oxy có thể dẫn đến giảm hô hấp. Việc bắt đầu thở oxy liều thấp ở những bệnh nhân bị tăng thông khí do thiếu oxy thường giúp tránh được tác dụng phụ nghiêm trọng có thể có của liệu pháp oxy.
Ngộ độc oxy ở phổi
Khi nói đến liệu pháp oxy, chúng ta có thể thấy có quá nhiều ưu điểm. Tuy nhiên việc sử dụng liệu pháp oxy nồng độ cao kéo dài có thể làm hỏng lớp lót trong phổi và các túi khí, một tình trạng được gọi là nhiễm độc oxy ở phổi. Nguy cơ cho tác dụng phụ này chủ yếu là khi bệnh nhân điều trị liệu pháp oxy nồng độ cao quá mức quy định.
Nguy cơ ngộ độc oxy phổi cao nhất khi hít phải oxy đơn thuần trong vài giờ đến vài ngày. Ho thường là triệu chứng đầu tiên của độc tính oxy phổi. Kích thích đường hô hấp lớn gây ra bởi oxy nồng độ cao gây ra triệu chứng này. Việc tiếp xúc liên tục sẽ gây tổn thương mô phổi, gây ra sự rò rỉ chất lỏng vào túi khí, kèm theo khó thở ngày càng nghiêm trọng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Liệu pháp chuyển hóa trong ngăn ngừa và điều trị bệnh mạn tính
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.