Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những quy tắc giữ an toàn cho trẻ bị động kinh

Cha mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn cho trẻ bị mắc chứng động kinh trong khi vẫn khuyến khích và cho phép trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí của tuổi thơ.

Những quy tắc giữ an toàn cho trẻ bị động kinh

Nguyên tắc giữ an toàn cho trẻ tại nhà và tại nơi công cộng

Có một số nguyên tắc cơ bản bạn cần thực hiện để giữ cho trẻ được an toàn trong rất nhiều tình huống.

  • Hướng dẫn các thành viên trong gia đình và bạn bè của trẻ những quy tắc sơ cấp cứu khi trẻ lên cơn động kinh.
  • Nhờ các thành viên trong gia đình và bạn bè gọi cấp cứu khi cần thiết.
  • Cho trẻ đeo những loại vòng tay hay vòng cổ báo hiệu trong những trường hợp trẻ lên cơn động kinh.
  • Đảm bảo trẻ uống thuốc đúng giờ hàng ngày. Điều này là vô cùng quan trọng để làm giảm tần xuất lên cơn động kinh.
  • Cho trẻ ngủ đủ giấc, việc không được nghỉ ngơi đầy đủ có thể khiến cơn động kinh xuất hiện thường xuyên hơn.
  • Cân nhắc đến việc cho trẻ đội mũ bảo hiểm nếu trẻ khi lên cơn co giật thường hay bị ngã.

Những quy tắc an toàn cơ bản trong nhà

  • Bọc miếng đệm ở những góc cạnh sắc của bàn và bệ.
  • Tránh sử dụng bàn bằng kính.
  • Cho trẻ ngủ trên giường thấp.
  • Sử dụng thảm chống trượt

Nếu con bạn có dấu hiệu đi lang thang trong cơn động kinh, hãy:

  • Đóng và khóa cửa dẫn ra bên ngoài. Có thể lắp thêm chuông báo hiệu trên cửa để cảnh báo bạn trong trường hợp cửa mở.
  • Trong trường hợp phải để trẻ ở nhà một mình, nhờ bạn bè hoặc hàng xóm để mắt đến trẻ.
  • Sử dụng hàng rào an toàn để che chắn cầu thang.

Các nguồn nhiệt và lửa có thể gây nguy hiểm cho trẻ

Nếu con bạn bị lên cơn động kinh không kiểm soát, bạn cần hết sức cẩn thận với những nguồn nhiệt xung quanh phòng. Dưới đây là những mẹo giữ an toàn cho trẻ trong bếp:

  • Cho phép trẻ sử dụng lò vi sóng để nấu ăn – đây là thiết bị nhiệt an toàn nhất.
  • Bếp điện an toàn hơn bếp lửa.
  • Những đồ uống nóng hay sô cô la nóng nên có nắp đậy để tránh bị bỏng khi trào ra ngoài.

An toàn nguồn nhiệt xung quanh nhà

  • Những thiết bị như máy sấy tóc, máy làm xoăn, bàn là và lửa sử dụng trong nhà như lò sửa, nến có thể là mối nguy hiểm cho trẻ và cần thận trọng khi sử dụng.
  • Nước nóng có thể dễ dàng gây bỏng, do vậy hãy đặt chế độ bình nước nóng trong gia đình tối đa là 430C hay thấp hơn.
  • Cân nhắc đến việc lắp tấm chắn trên lò sưởi, bếp củi và thiết bị tản nhiệt.
  • Không cho phép việc hút thuốc trong nhà.
  • Không cho trẻ chơi hay nghịch diêm.

Cẩn thận với những khu vực cao trong nhà

Trẻ bị động kinh cần hết sức thận trọng với độ cao.

  • Trải thảm trên bậc cầu thang và phần dưới thang để giảm chấn thương do té ngã.
  • Tránh sử dụng những dụng cụ không được bảo vệ như thang xếp. Nếu trẻ muốn trèo lên vị trí cao khi ở nhà, ở trường hay khi vui chơi, hãy cho trẻ mặc thiết bị bảo hộ như dây nịt an toàn và mũ bảo hiểm

Quy tắc an toàn khi sử dụng các thiết bị điện và các công cụ

  • Đảm bảo tất cả các dụng cụ dùng để cắt, chặt và khoan có hộp đựng bảo vệ.
  • Các thiết bị sử dụng điện hoặc gas (máy cắt cỏ…) phải có chế độ ngắt tự động.
  • Khi sử dụng bất cứ một thiết bị nào, yêu cầu trẻ đeo kính mắt bảo vệ, găng tay và bảo vệ chân phù hợp.

Nước có thể gây nguy hiểm cho trẻ cả trong và ngoài nhà

Khi trẻ chơi xung quanh khu vực có nước, dù là trong phòng tắm hay cạnh hồ, thận trọng luôn là ưu tiên số một. Trẻ bị động kinh không bao giờ nên tắm hay bơi mà không có sự giám sát của người lớn.

  • Nên cho trẻ tắm bằng vòi sen hơn là sử dụng bồn tắm. Trong trường hợp tắm bồn, mực nước trong bồn nên ở mức thấp. Tốt nhất là nên ở cạnh trẻ khi trẻ đang tắm.
  • Sử dụng kính, nhựa an toàn hay rèm che bồn tắm cho cửa phòng tắm. Ngoài ra sử dụng kính an toàn cho gương.
  • Cho trẻ mặc áo phao khi bơi trong hồ bơi.
  • Luôn quan sát trẻ khi trẻ đang bơi ở hồ, bồn tắm, hồ bơi bơm hơi…

Khuyến khích trẻ tham gia chơi thể thao một cách an toàn

Chơi thể thao có thể mang lại một sức khỏe tốt, xây dựng các mối quan hệ với cộng đồng và nâng cao sự tự tin cho trẻ. Trẻ với bệnh động kinh đã được kiểm soát tốt có thể chơi hầu hết các môn thể thao, từ bóng chày cho tới bóng rổ và bóng đá.

  • Việc chơi các môn thể thao tương tác có thể không vấn đề gì đối với trẻ bị động kinh nếu trẻ không có dấu hiệu lên cơn.
  • Bơi lội và các môn thể thao dưới nước, dã ngoại và thể dục dụng cụ vẫn có thể an toàn cho trẻ đã kiểm soát tốt bệnh động kinh miễn là luôn có người giám sát trẻ.
  • Tuy nhiên không nên cho trẻ chơi các môn thể thao mạo hiểm như nhảy dù, đi tàu lượn, lặn biển…

Các quy tắc an toàn khi lái xe

Các quy tắc an toàn khi đi xe đạp bắt đầu áp dụng khi trẻ còn nhỏ. Các quy tắc này cũng được áp dụng đối với patin hay xe scooter đồ chơi (và bất cứ phương tiện có bánh nào). Việc đội mũ bảo hiểm là cần thiết để bảo vệ trẻ khỏi những chấn thương vùng đầu cũng như vùng mặt khi lên cơn động kinh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những chấn thương khi nhảy múa và một số cách phòng tránh

Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm