Những quy tắc bạn buộc phải thực hiện để không bị nghiện mạng xã hội
Bạn cảm thấy không thể cưỡng lại nhu cầu lướt Facebook, Instagram trong giờ làm việc, bạn cảm thấy bứt rứt, bất an trong người khi lỡ may quên điện thoại ở nhà, bạn như ngồi trên đống lửa trong lớp học khi buộc phải bỏ dở ván game...?
Nếu đang có những cảm giác trên thì có lẽ bạn đang tiến rất gần tới cánh cửa mang tên "nghiện" mạng xã hội rồi đó.
Thế nhưng nếu như chúng ta nhận thấy mình vẫn đang trong tầm kiểm soát được, nghĩa là chưa bị "nghiện mạng xã hội quá nặng" đến mức tâm thần thì liệu có thể "tự chữa" được không?
Bác sĩ La Đức Cương - Giám đốc bệnh viện Tâm thần TW 1 cho rằng, "bạn hoàn toàn có thể tự cai nhưng phải RẤT KIÊN TRÌ". Bởi nghiện mạng xã hội, game online cũng đáng sợ như nghiện ma túy vậy.
Bạn cần phải có quyết tâm rất cao thì mới có thể dứt bỏ, kiểm soát được sự đam mê của mình để tránh không bị sa đà, tụt dốc, trước khi chính thức bước vào cánh cổng bệnh viện để điều trị vấn đề rối loạn tâm lý.
Bác sĩ Cương cũng gợi ý cho bạn 1 số cách để có thể "tự thoát khỏi cơn nghiện mạng xã hội".
Ở phía bản thân:
Khi vừa ăn vừa dùng điện thoại lên mạng sẽ làm phân tán khả năng chú ý, ảnh hưởng đến sự ngon miệng. Đồng thời, thói quen này ảnh hưởng đến sự tiết axit dạ dày và tiết enzyme, khiến cho thức ăn không thể tiêu hóa hoàn toàn.
Ngồi chơi điện tử liên tục sẽ làm hại đến thị lực mắt, đồng thời nếu ngồi sai tư thế, nằm chơi... sẽ còn gây ảnh hưởng lớn đến cột sống nữa.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc cứ ngồi lì 1 góc để chơi điện tử, sử dụng máy tính, vào mạng xã hội khiến cơ thể khóc thét. Do đó, cứ 1 tiếng bạn hãy đứng lên giải lao 5 phút, bạn có thể đi lại hoặc nhìn ra xa để mắt đỡ bị mỏi hơn.
Để chế độ tự động đăng nhập Facebook sẽ khiến tần suất vào mạng tăng hơn mà thôi!
Việc điện thoại bạn cứ rung ầm ầm tin báo từ hàng chục group, comment... sẽ khiến bạn khó lòng dứt ra được. Vì thế, hãy tắt thông báo để có được sự tập trung làm việc nào!
Các nhà tâm lý học và nghiên cứu về sức khỏe đã chứng minh rằng việc hòa mình vào thiên nhiên sẽ giúp cải thiện trí nhớ ngắn hạn, giảm stress, chống lại cảm giác chán nản và lo lắng...
Nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng nhiều sóng điện thoại và cơ thể con người. Dù còn khá nhiều tranh cãi trong vấn đề sóng điện thoai có gây u não hay không nhưng việc bạn để điện thoại gần giường cũng được các bác sĩ khuyến cáo là không nên.
Càng để nhiều app điện thoại càng khiến cho bạn dễ mủi lòng, sa đà vào các trò chơi điện tử hơn mà thôi.
Hầu hết những con nghiện mạng xã hội lang thang trên mạng là không có mục đích, họ "vô thức" online như 1 thói quen khó bỏ, mỗi khi cảm thấy nhàm chán, buồn chân tay. Thế nên việc cài đặt phần mềm quản lý thời gian sử dụng mạng, sử dụng mật khẩu dài trước khi đăng nhập sẽ khiến bạn nghĩ lại vài giây trước khi đăng nhập mạng xã hội.
Ở phía người thân:
Theo bác sĩ Cương, tạo 1 phản xạ nghe là điều cực kỳ cần thiết. Khi người chơi quá đắm chìm trong thế giới ảo, họ sẽ không còn muốn để ý gì đến thế giới xung quanh nữa. Những lời bạn nói, điều bạn làm... sẽ bị "bỏ ngoài tai". Vì thế, bạn càng nói nhiều sẽ chỉ khiến người chơi muốn chống đối hơn mà thôi.
Do đó, cách tốt hơn cả là nói 1 vài câu ngắn gọn, đơn giản, đi thẳng vào vấn đề như " chơi game có hại lắm!", và phải nói lặp đi lặp lại một vài ngày đến 1 tuần, có điều kiện lúc nào thì nói lúc đó. Sau 1 - 2 tuần, bạn lại đổi câu khác nói nhưng vẫn giữ tiêu chí ngắn gọn, đơn giản, thẳng vấn đề.
Điều này sẽ vô tình tạo 1 phản xạ nghe cho người nghiện game, mạng xã hội, để bất chợt 1 lúc tỉnh táo trong ngày, họ sẽ nhận ra nó có hại như thế nào.
Việc mắng mỏ, cưỡng chế, cách li mạng... sẽ chỉ khiến cho "con nghiện" mạng trở nên hung dữ, chống đối hơn mà thôi.
Vì thế, thay vì tạo áp lực thì những buổi chia sẻ, nói chuyện sẽ dần giúp đối tượng hiểu và trở về thực tại.
Bác sĩ Cương nhấn mạnh rằng, "việc có thể "cai nghiện online" thành công không quá khó, nhưng nó dựa nhiều vào sự quyết tâm, kiên trì của bạn cũng như người thân, bạn bè xung quanh.
Thời gian "cai" này có thể kéo dài 1 tháng - 3 tháng - 6 tháng hay cả năm tuỳ theo mức độ của từng người."
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, mạng xã hội, số lượng bệnh nhân nhập viện tâm thần do nghiện mạng xã hội tập trung ở các bạn trẻ ngày 1 gia tăng.
Nhưng thay vì đợi một hậu quả xảy ra, những người dùng mạng xã hội cần phải tạo ra một thói quen lành mạnh cho chính mình.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thời điểm thích hợp để trẻ dùng điện thoại di động
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.