Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những nguyên nhân nào dẫn đến tử vong sau tiêm vaccine?

Thông thường mỗi cá thể phản ứng với vaccine ở các mức độ khác nhau và hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi trong 24h, tuy nhiên một số rất ít cơ thể lại có phản ứng mạnh với vaccine như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là shock và tử vong.

Ngày 4/11, PGS.TS Trần Như Dương – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, tất cả các vaccine khi đưa vào tiêm chủng đều phải đảm bảo được tính an toàn và hiệu lực cũng như phải trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt.

Tuy nhiên, giống như thuốc, không có một loại vaccine nào dù tốt đến đâu có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối 100% như mong muốn, bởi vì tiêm vaccine tức là đưa một kháng nguyên lạ vào trong cơ thể.

Thông thường mỗi cá thể phản ứng với vaccine ở các mức độ khác nhau và hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi trong 24h, tuy nhiên một số rất ít cơ thể lại có phản ứng mạnh với vaccine như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là shock và tử vong.

Chính vì vậy trong thực tế, theo ông Dương: nhiều trường hợp tiêm cùng một lô vaccine, thậm chí tiêm cùng một lọ vaccine lại có trẻ có phản ứng rất nghiêm trọng, trong khi tất cả các trẻ khác hoàn toàn bình thường và đó là do phản ứng cá thể cơ địa của từng người với vaccine chứ không phải do chất lượng vaccine.

Về vấn đề một số trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine, ông Dương cho biết, các nguyên nhân tử vong sau tiêm chủng cần phải được điều tra, phân tích kỹ lưỡng, khách quan và khoa học và có thể thuộc một trong các nhóm nguyên nhân sau:

* Nhóm nguyên nhân do trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh lý khác:

Các phản ứng nhẹ, thông thường (Theo Tổ chức Y tế thế giới)

Đây là nguyên nhân hay gặp nhất bởi vì khác với thuốc chữa bệnh dùng đơn lẻ cho từng bệnh nhân thì vaccine trong tiêm chủng mở rộng được dùng hàng loạt cho rất đông đối tượng trong đó chủ yếu là trẻ nhỏ. Giai đoạn này trẻ rất dễ bị nhiễm trùng hay các bệnh bẩm sinh, là nguyên nhân chính gây ra tử vong thì lại trùng với thời điểm tiêm các loại vaccine.

Theo Tổ chức Y tế thế giới dị tật bẩm sinh và nhiễm trùng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi và hàng ngày ước tính ở Việt Nam có khoảng 70 trẻ em dưới 1 tuổi bị tử vong không rõ nguyên nhân hoặc do các nguyên nhân khác nhau. Nếu các dấu hiệu của bệnh chưa được phát hiện tại thời điểm tiêm chủng thì rất dễ có sự trùng hợp giữa thời điểm bệnh tiến triển và tiêm chủng, vì thế các dấu hiệu bất thường và tử vong sau tiêm rất dễ bị quy kết là do tiêm chủng.

* Nhóm nguyên nhân do phản ứng quá mẫn cá thể đối với vaccine:

Một số rất ít người có phản ứng quá mẫn rất mạnh với vaccine dẫn đến sốc phản vệ mà không phải là do chất lượng của vaccine. Những trường hợp sốc nếu không được cấp cứu kịp thời dẫn đến tử vong. Trong một số trường hợp với thể sốc tối cấp không hồi phục thì dù được cấp cứu kịp thời vẫn tử vong.

* Nhóm nguyên nhân do chất lượng vaccine không đạt yêu cầu:

Nếu do vaccine không đảm bảo chất lượng thì có đặc điểm là các tai biến và tử vong xảy ra hàng loạt, cùng một lúc với các chùm ca bệnh liên quan mật thiết với cùng một loại vaccine, cùng một lô vaccine. Tuy nhiên nguyên nhân này là vô cùng hiếm gặp vì tất cả các lô vaccine trước khi được cấp phép lưu hành đều phải trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt.

* Nhóm nguyên nhân do sai sót trong thực hành tiêm chủng:

Đây là nguyên nhân do sai sót của cán bộ tiêm chủng gây ra như: bảo quản vaccine không đúng, tiêm sai chỉ định, tiêm sai liều lượng, tiêm sai đường dùng, tiêm nhầm thuốc. Nếu do nguyên nhân này thì tai biến thường chỉ xảy ra ở một điểm tiêm chủng và liên quan đến một số cán bộ nào đó. Các sai sót do thực hành tiêm chủng có thể gây tai biến cho trẻ nhưng khó dẫn đến tử vong trừ tiêm nhầm vaccine với một loại thuốc nào đó có thể gây chết người.

* Nhóm tử vong do không rõ nguyên nhân:

Rất nhiều trường hợp tử vong mặc dù được điều tra rất kỹ lưỡng, khách quan, khoa học nhưng vẫn không thể xác định được nguyên nhân. Trong trường hợp này tử vong được xếp vào nhóm không rõ nguyên nhân.

Mặc dù các phản ứng sau tiêm chủng và một số rất ít trường hợp bị tử vong do tiêm chủng xảy ra là điều khó tránh khỏi nhưng lợi ích to lớn của vaccine đem lại là lớn hơn bội phần so với những rủi ro của tiêm chủng. Chính vì vậy mục đích của tiêm chủng là phải bảo vệ toàn thể cộng đồng, cho nên nếu tỉ lệ phản ứng sau tiêm nằm trong giới hạn của Tổ chức Y tế thế giới thì nhất thiết vẫn phải duy trì tiêm chủng để tránh dịch bệnh bùng phát gây nguy hiểm khôn lường cho toàn xã hội. Thực tiễn triển khai vaccine ở Việt Nam trong 30 năm qua với khoảng 600 triệu mũi tiêm, tai biến nặng xảy ra sau tiêm vaccine là hãn hữu đã cho thấy tính an toàn của vaccine.

Phản ứng sau tiêm chủng hiếm gặp (Theo tổ chức y tế thế giới)

Thực tiễn triển khai vaccine ở Việt Nam trong 30 năm qua với khoảng 600 triệu mũi tiêm, tai biến nặng xảy ra sau tiêm vaccine là hạn hữu đã cho thấy tính an toàn của vaccine.

Ông Dương khẳng định trẻ cần phải được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Nếu trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm không đầy đủ, tiêm chủng muộn sẽ rất nguy hiểm dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh trước khi được tiêm chủng do không có miễn dịch bảo vệ.

Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

Xem thêm