Những nguy cơ về sức khỏe nếu bạn thiếu cân
Làm thế nào để biết bạn bị thiếu cân?
Bằng việc tính chỉ số BMI của cơ thể, bạn có thể cùng với bác sỹ xác định xem liệu bạn có bị thiếu cân hay không. BMI là chỉ số ước tính lượng mỡ cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng của bạn.
Có một số lưu ý khi xác định chỉ số BMI:
Nếu bạn thiếu cân, đó có thể do bạn không ăn đủ các loại thực phẩm lành mạnh và không bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tình trạng này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Theo thời gian, suy dinh dưỡng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Triệu chứng phổ biến của suy dinh dưỡng bao gồm:
Một nghiên cứu tại Nhật đã so sánh thói quen ăn uống của nữ giới thiếu cân và có mong muốn gầy hơn so với nữ giới thiếu cân nhưng không có mong muốn này. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, những phụ nữ gầy và mong muốn gầy hơn nữa sẽ có thói quen ăn uống ít lành mạnh hơn so với phụ nữ gầy nhưng không muốn gầy thêm.
Nếu bạn bị thiếu cân, bạn có thể sẽ bị suy dinh dưỡng do chế độ ăn uống không cân bằng hoặc do một bệnh tiềm ẩn làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến thiếu máu hoặc thiếu một vài loại vitamin quan trọng.
Suy giảm chức năng miễn dịch
Một tổng hợp gần đây trên kết quả của nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan giữa tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và tình trạng thiếu cân. Các nhà nghiên cứu chú ý rằng, hiện vẫn chưa rõ bệnh nhiễm trùng là hậu quả thiếu cân hay ngược lại, bệnh nhiễm trùng là nguyên nhân gây thiếu cân. Ví dụ, dinh dưỡng kém có thể dẫn đến suy giảm chức năng miễn dịch và lại khiến người bệnh thiếu cân nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để hiểu được mối liên quan giữa cân nặng, suy dinh dưỡng và chức năng miễn dịch.
Tăng nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật
Một nghiên cứu thấy rằng người thiếu cân sau phẫu thuật khớp gối sẽ dễ bị nhiễm trùng sau phẫu thuật hơn, so với những người không bị thiếu cân. Các nhà nghiên cứu tin rằng, những người thiếu cân sẽ không có khả năng lành vết thương nhanh như những người có BMI bình thường. Nghiên cứu này cũng thấy rằng, nhóm thiếu cân có lượng hemoglobin trước phẫu thuật thấp hơn. Mặc dù vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa nhưng nghiên cứu này gợi ý rằng thiếu cân có thể ảnh hưởng đến khả năng lành vết thương.
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, những người thiếu cân cũng sẽ có nguy cơ bị biến chứng sau phẫu thuật khớp hông cao hơn so với những người có cân nặng bình thường. Biến chứng sau phẫu thuật bắc cầu động mạch vành và cấy ghép phổi cũng có nguy cơ cao hơn ở những người thiếu cần. Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra được mối liên quan giữa việc có chỉ số BMI thấp và tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật trong vòng 1 năm sau khi phẫu thuật bắc cầu động mạch ở chi dưới.
Cân nặng thấp có thể làm tăng nguy cơ suy giảm mật độ xương và loãng xương. Một nghiên cứu đã xem xét mật độ xương ở 1.767 phụ nữ sau mãn kinh và chỉ ra rằng, 24% số phụ nữ này có chỉ số BMI dưới 18,5 và có mật độ xương thấp. Chỉ có 9.4% số phụ nữ có chỉ số BMI trên 18,5 có mật độ xương thấp. Nghiên cứu này gợi ý rằng thiếu cân có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.
Vô sinh
Phụ nữ có chỉ số BMI thấp có nguy cơ bị mất kinh cao hơn và có nguy cơ mắc phải các rối loạn khác liên quan đến kinh nguyệt. Kinh nguyệt thất thường hoặc mất kinh có thể là một chỉ số cho thấy tình trạng không rụng trứng. Không rụng trứng mãn tính có thể gây vô sinh.
Nếu bạn đang cố gắng thụ thai và bạn bị thiếu cân, hãy trao đổi với bác sỹ. Bác sỹ sẽ cho bạn làm xét nghiệm để xem liệu bạn có thường xuyên rụng trứng hay không. Bác sỹ cũng có thể sẽ kiểm tra các dấu hiệu vô sinh khác.
Sau đó, bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn nên đạt được mức cân nặng bình thường trước khi mang thai. Thiếu cân trong khi mang thai có thể sẽ đem lại rất nhiều nguy cơ cho em bé. Đó là lý do vì sao bạn cần duy trì cân nặng khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai.
Chậm phát triển
Trẻ em thiếu cân có thể chậm phát triển, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi, khi não bộ đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Lúc này, não cần đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Trẻ bị thiếu cân có thể sẽ thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng do thiếu dinh dưỡng và kém hấp thu. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và dẫn đến chậm phát triển.
Bác sỹ nhi có thể sẽ ghi lại sự phát triển của trẻ sau mỗi lần khám định kỳ. Những thông số này sẽ giúp bác sỹ xác định được liệu con bạn có đang phát triển kịp với mức trung bình của bạn bè bằng tuổi hay không, và cũng biết được bé lớn lên như thế nào theo thời gian. Nếu mức độ phát triển của bé giảm đi, thì đây là một dấu hiệu đáng lo ngại vì bé không tăng đủ cân nặng cần thiết.
Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng, không phải tất cả các bé đều phát triển giống nhau. Có bé sẽ tập đi từ khi chưa đủ 1 tuổi nhưng có bé phải sau 1 tuổi mới bắt đầu tập đi. Do vậy, việc biết đi muộn không thực sự là một dấu hiệu quá đáng lo ngại, trừ khi bé cũng đạt được các kỹ năng khác muộn hơn so với bạn bè.
Nếu bạn nghi ngờ bạn bị thiếu cân, hãy đến gặp bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Bác sỹ sẽ giúp bạn xem xét tiền sử và phát hiện ra các vấn đề dẫn đến tình trạng thiếu cân. Sau khi phát hiện ra các vấnd dề này, bạn và bác sỹ có thể sẽ cùng nhau đặt ra mục tiêu về cân nặng cho bạn. Từ đó, bạn có thể đạt được số cân nặng này thông qua chế độ ăn uống hợp lý và các phương pháp điều trị khác, nếu cần thiết.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cân nặng, khả năng sinh sản và sức khỏe thai kì
Rất nhiều người trong quá trình giảm cân có xu hướng cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn tinh bột khỏi chế độ ăn. Biện pháp này có hiệu quả không và nên làm gì để giảm cân an toàn?
Mùa hè thường gắn liền với những trải nghiệm tích cực như ánh nắng rực rỡ, các hoạt động ngoài trời và kỳ nghỉ thư giãn. Tuy nhiên, thời tiết oi bức kết hợp với độ ẩm cao cũng khiến mùa hè trở thành thời điểm dễ phát sinh các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.