Không khí khô hanh hơn
Điều rõ ràng nhất khi mùa đông đến đó là không khí khô và lạnh hơn rất nhiều. Và điều này thì không tốt cho làn da của bạn. Điều kiện môi trường khô, khắc nghiệt vào mùa đông thường phá vỡ trạng thái cân bằng của da, khiến da đỏ và nhạy cảm hơn. Tình trạng này có thể khiến bạn dễ mắc các bệnh về da liễu hơn, như bệnh hồng ban và căn bệnh này thường sẽ diễn biến nặng hơn trong mùa đông. Dần dần, tình trạng này sẽ dẫn đến việc lão hoá da sớm.
Bạn căn thẳng nhiều hơn
Mùa đông cũng là mùa của lễ hội và những kỳ nghỉ, nhưng thật không may, các công việc cần chuẩn bị bị trước, trong và sau những kỳ nghỉ này sẽ làm tăng tình trạng stress của bạn. Việc tăng hormone stress (cortisol) có thể có ảnh hưởng rất lớn đến làn da, gây lão hoá sớm, làm da xỉn màu và thay đổi cấu trúc. Do đó, bạn nên kết hợp cả việc nghỉ ngơi và thư giãn, đặc biệt trong các kỳ nghỉ lễ tết. Bạn có thể thư giãn ngay khi đang xem tivi hoặc dành thời gian đến spa để làn da được thư giãn và phục hồi nhanh nhất.
Bạn không sử dụng kem chống nắng thường xuyên
Kem chống nắng vô cùng quan trọng trong suốt cả năm, kể cả trong những tháng mùa đông hoặc thậm chí trong những ngày nhiều mây hoặc có tuyết. Mặc dù cường độ các tia cực tím UVB có giảm đi trong những tháng mùa đông nhưng cường độ các tia cực tím UVA lại không giảm đi, mà UVA lại gây ra phần lớn các tổn thương DNA dẫn đến tình trạng ung thư da và lão hoá sớm. Vì lý do này, bạn nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF ít nhất là 30 trong suốt cả năm.
Bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc da giống với mùa hè
Mùa đông, với đặc điểm không khí khô và khắc nghiệt, nên da bạn sẽ cần một bộ chăm sóc da riêng, có chứa các thành phần khác với bộ chăm sóc da dùng trong mùa hè, vốn là mùa nắng nóng và ẩm. Tốt nhất, các sản phẩm chăm sóc da mùa đông nên phối hợp các thành phần siêu dưỡng ẩm như ceramide và acid hyaluronic, những thành phần có thể giữ được lượng nước nhiều gấp 1000 lần trọng lượng phân tử của chúng ở trong nước.
Bạn tắm nước quá nóng
Mùa đông đến với không khí lạnh giá bên ngoài, việc được ngâm mình trong làn nước ấm nóng thật nghe thật tuyệt vời. Tuy nhiên, việc tắm nước nóng sẽ làm da bạn khô nhiều hơn. Nước nóng sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, khiến da khô và dễ bị nứt nẻ hơn, đặc biệt là trong mùa đông. Cách tắm tốt nhất là dành khoảng 20 phút tắm trong nước ấm (không phải nước nóng) và thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm.
Bạn sử dụng sữa rửa mặt quá mạnh
Da khô sẽ không thể bảo vệ được các đầu dây thần kinh được nữa, khiến da nhạy cảm hơn với các chất kích thích, ví dụ như sữa rửa mặt có chứa các hoá chất có thể làm bỏng da nếu tiếp xúc quá nhiều. Do đó, trong những tháng mùa đông, bạn nên sử dụng các loại sữa rửa mặt có gốc dầu đã được loại bỏ tạp chất mà không làm khô da. Gốc dầu trong sữa rửa mặt sẽ gắn với các gốc dầu trên da và khi bạn xả sạch lớp sữa rửa mặt, lớp dầu tự nhiên trên da sẽ không bị rửa trôi.
Bạn ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Trong những tháng mùa đông, lượng vitamin D và vitamin K sẽ giảm đi rất nhiều. Việc này sẽ làm xuất hiện thêm các quầng thâm ở mắt và khiến bạn trông già hơn so với tuổi vì làn da sẽ bị tái đi và mỏng hơn.
Bạn ít vận động hơn
Khi thời tiết trở lạnh, việc ít vận động hơn là việc hết sức bình thường. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hoạt động thể thao ít nhất vài lần một tuần. Việc không tập luyện sẽ làm bạn tăng cân, suy giảm cảm xúc của bạn và làm tăng tình trạng viêm của cơ thể. Đây là những yếu tố quan trọng có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và nhiều bệnh khác liên quan đến tuổi tác.
Bạn tẩy da chết quá nhiều lần trong tuần
Trong mùa đông, bạn không nên tẩy da chết. Da của bạn trong mùa đông thường đã bị khô hơn do thời tiết và không khí khô, do vậy, bạn không cần làm da mình khô hơn bằng cách tẩy da chết nữa (dù là bạn dùng phương pháp tẩy da chết hoá học hay vật lý). Chỉ cần rửa sạch mặt nhẹ nhàng ít nhất 1 lần/ngày bằng sữa rửa mặt loại nhẹ. Bạn có thể rửa nhiều hơn nếu ra nhiều mồ hôi hoặc bị bẩn.
Bạn rửa tay quá nhiều
Tất nhiên, việc rửa tay quá nhiều sẽ tốt hơn là rửa tay quá ít trong mùa đông – mùa của cảm lạnh và cảm cúm. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều xà phòng vào nước có thể sẽ khiến bạn bị khô nhiều hơn. Do vậy, bạn chỉ nên rửa tay khi cần, sử dụng nước ấm để rửa. Khi phải tiếp xúc với các hoá chất, hãy đeo găng tay và quan trọng hơn, sử dụng kem dưỡng da tay sau mỗi lần rửa tay.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 hiểu lầm về lão hóa
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.