Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những lỗi thường gặp khi sử dụng thớt

Thớt có công dụng đơn giản nhưng đôi khi chưa được bảo quản và sử dụng đúng cách. Một số lỗi thường gặp sau sẽ làm giảm tuổi thọ và độ an toàn của dụng cụ nhà bếp này.

Dùng thớt thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm và độ bền của dụng cụ nhà bếp?

Dùng chung thớt cho rau củ và thịt cá

Việc dùng một chiếc thớt cho cả thực phẩm tươi sống lẫn thực phẩm chín sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn chéo. Nguyên nhân là một số mầm bệnh trong thịt cá, đồ sống như E.coli, salmonella… có thể bám trên bề mặt thớt, đặc biệt là các loại thớt gỗ. Những vi khuẩn này có thể gây bệnh tiêu chảy, đau bụng, thương hàn.

Vì lý do này, mỗi gia đình nên có ít nhất 2 chiếc thớt, một dành cho đồ tươi sống, một dành cho thực phẩm chín và rau củ quả. Bạn có thể đánh dấu vào thớt, hoặc chọn thớt theo màu sắc để dễ phân biệt: Màu đỏ dành cho thịt sống, màu xanh dành cho rau...

Dùng thớt có màu sắc khác nhau để phân biệt thực phẩm sống, chín

Dùng thớt có màu sắc khác nhau để phân biệt thực phẩm sống, chín.

Không nên sử dụng cả 2 mặt thớt, bởi các mặt phẳng dùng để kê thớt khi chế biến thức ăn như nền nhà, kệ bếp chứa nhiều vi khuẩn nguy hại không kém.

Dùng thớt trên mặt phẳng trơn trượt

Một số loại thớt nhựa, inox, thủy tinh khá dễ trơn trượt trên mặt bếp. Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn khi dùng thớt, bạn nên đặt dụng cụ này lên một miếng khăn giấy ẩm hoặc khăn mỏng ẩm.

Dùng thớt sai kích thước

Vì sự an toàn của bản thân và hiệu suất nấu nướng, bạn nên đầu tư một chiếc thớt đủ rộng. Thớt có kích thước nhỏ có thể làm thực phẩm rơi ra ngoài, cản trở việc dùng dao chặt, thái. Cách kiểm tra đơn giản là đường chéo của thớt phải dài hơn chiều dài của dao vài cm.

Cho thớt vào máy rửa bát

Không phải loại thớt nào cũng có thể làm sạch bằng máy rửa bát

Không phải loại thớt nào cũng có thể làm sạch bằng máy rửa bát.

Dù làm từ chất liệu nhựa hay gỗ, thớt không nên rửa bằng máy rửa bát. Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao và nướng trong thời gian dài có thể khiến thớt bị nứt, vỡ hoặc hỏng bề mặt. Vì thế, bạn nên rửa thớt bằng tay với nước rửa bát và nước nóng (đặc biệt là với thớt thái thịt cá sống). Bạn cũng có thể dùng dung dịch dấm ăn (1 phần dấm, 4 phần nước) để làm sạch thớt trước khi rửa lại bằng nước rửa bát.

Không để ý tới chất liệu thớt 

Một số loại thớt làm từ thủy tinh cường lực, đá cẩm thạch hoặc đá corian ưu tiên tính chất trang trí nhiều hơn là công năng. Chúng vừa trơn trượt lại khiến dao nhanh cùn.

Thớt tre nhẹ và dễ làm sạch, tuy nhiên có một nhược điểm là độ cứng cao hơn so với thớt gỗ. Khi dùng thớt tre, bạn nên đầu tư sử dụng dao có độ bền tốt, đồng thời chuẩn bị sẵn dụng cụ mài dao trong nhà bếp.

Để thớt ở nơi ẩm ướt

Bảo quản thớt gỗ ở nơi ẩm ướt gây ra mốc đen

Bảo quản thớt gỗ ở nơi ẩm ướt gây ra mốc đen.

Bề mặt thớt, đặc biệt là thớt gỗ, có nhiều vết xước là môi trường lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi. Khi đã vệ sinh thớt sạch sẽ, bạn cần để phơi thớt dưới ánh nắng hoặc nơi thoáng gió, đến khi khô hoàn toàn mới cất vào giá. Nơi bảo quản thớt cần thoáng mát, tốt nhất là có ánh sáng mặt trời. Đặt thớt nằm nghiêng hoặc treo thẳng đứng để ngăn nước ngấm vào thớt tre, thớt gỗ.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Hiểm họa ung thư gan đến từ thớt, đũa gỗ bị mốc.

Quỳnh Trang (Theo Country Living) - Theo Suc khoe cong
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm