Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về xét nghiệm công thức máu

Máu là chất lỏng đặc biệt cung cấp dinh dưỡng và oxy tới nhiều cơ quan, cơ và mô của cơ thể. Nó cũng vận chuyển các chất thải và carbon dioxid ra khỏi cơ thể.

Những điều cần biết về xét nghiệm công thức máu

Máu là chất lỏng đặc biệt cung cấp dinh dưỡng và oxy tới nhiều cơ quan, cơ và mô của cơ thể. Nó cũng vận chuyển các chất thải và carbon dioxid ra khỏi cơ thể. Máu được tạo thành từ các tế bào máu và huyết tương. Có 3 loại tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Huyết tương tạo ra 55% dịch máu trong khi tế bào máu tạo ra 45% còn lại. Huyết tương chứa các tế bào máu, tiểu cầu, protein, glucose, khoáng chất, hormon và carbon dioxid.

Các xét nghiệm máu là công cụ chẩn đoán bệnh rất hữu ích. Có một số loại xét nghiệm máu khác nhau. Khi xét nghiệm, một lượng nhỏ máu được lấy từ cơ thể ra qua kim tiêm và kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc được xét nghiệm với hóa chất. Tăng hoặc giảm số lượng hoặc thể tích các thành phần của máu và những thay đổi về hình dạng hoặc kích thước đều cảnh báo những bất thường.

Xét nghiệm công thức máu

Xét nghiệm công thức máu là một trong những xét nghiệm máu phổ biến nhất. Nó cung cấp thông tin về các tế bào máu. Xét nghiệm này được sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe chung. Nó giúp phát hiện các bệnh và rối loạn về máu. Số lượng tế bào máu cao hoặc thấp đều là dấu hiệu của bệnh như thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn đông máu, ung thư máu, rối loạn hệ miễn dịch.

Khi nào cần xét nghiệm máu?

Xét nghiệm công thức máu thường là một phần của khám sức khỏe định kỳ. Nó cũng thường được chỉ định khi nghi ngờ thiếu máu, dị ứng, nhiễm trùng hoặc rối loạn chảy máu. Nó cũng được chỉ định trước khi phẫu thuật và trong điều trị ung thư để theo dõi quá trình điều trị.

Các thông số được xét nghiệm là số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu, hemoglobin, hematocrit hoặc thể tích hồng cầu và các chỉ số tế bào hồng cầu.

Đọc công thức máu toàn phần:

1. Hồng cầu

Đây là những tế bào có nhiều nhất trong máu, chúng chứa hemoglobin, protein chứa sắt, mang ôxy. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hình dạng của hồng cầu.

- Số lượng hồng cầu cho biết bạn có bao nhiêu tế bào hồng cầu.

- Hematocrit hoặc thể tích hồng cầu: Là tỷ lệ thể tích máu toàn phần chứa hồng cầu. Nó có thể bị thay đổi theo độ cao và hút thuốc nhiều.

- Thể tích trung bình của hồng cầu là kích thước trung bình của tế bào hồng cầu. Dựa trên thông số hồng cầu, thiếu máu được phân loại thành thiếu máu tế bào nhỏ, thiếu máu đẳng sắc và thiếu máu tế bào lớn.

- Hemoglobin trung bình trong hồng cầu là số lượng trung bình hemoglobin mang khí oxy trong tế bào hồng cầu.

- Hàm lượng hemoglobin trung bình trong hồng cầu là hàm lượng hemoglobin trung bình trong tế bào hồng cầu.

- Kích thước chuẩn của hồng cầu là khoảng 6-8μm.

2. Bạch cầu

Bạch cầu tạo thành một phần hệ miễn dịch của cơ thể và giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Bạch cầu bao gồm các loại: bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu đơn nhân và tế bào lympho.

Số lượng bạch cầu: đếm số bạch cầu trong máu.

3. Tiểu cầu

Đây là những tế bào máu giúp máu đông

- Số lượng tiểu cầu: là đếm số tiểu cầu trong máu.

- Thể tích tiểu cầu trung bình là đo kích thước trung bình của tiểu cầu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Xét nghiệm công thức máu toàn bộ

BS Tuyết Mai - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    Chứng thấp lùn

    Chứng thấp lùn là tình trạng bệnh đặc trưng bởi vóc dáng nhỏ bé do nhiều yếu tố như di truyền hoặc bệnh lý gây ra. Với các triệu chứng đặc trưng rất dễ nhận biết, tình trạng này gây ra rất nhiều khó khăn trong suốt toàn bộ quá trình phát triển.

  • 16/04/2024

    Thiếu ngủ có thể làm tăng huyết áp

    Một nghiên cứu cho thấy ngủ ít hơn thời gian khuyến nghị mỗi đêm có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tăng huyết áp.

  • 16/04/2024

    5 lợi ích của việc tắm nước lạnh

    Chỉ nghĩ đến việc tắm nước lạnh thôi cũng khiến nhiều người rùng mình. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp tuyệt vời để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên cân nhắc tắm nước lạnh.

  • 16/04/2024

    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

    Trẻ em rất dễ bị mắc nhiễm trùng trong những năm đầu đời. Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là những bệnh phổ biến. Trong đó cũng không thể không nhắc tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

Xem thêm