Bạn có thể không để ý đến tần suất mình ngáp, hoặc bạn có thể thắc mắc tại sao bạn không thể ngừng ngáp. Ngáp là một phản xạ phổ biến khi mà bạn há to hàm, hít vào một hơi thật sâu rồi nhanh chóng thở ra. Thông thường, bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn ngay sau khi ngáp. Không có lý do chính xác tại sao mọi người ngáp, nhưng có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây ra ngáp.
Ngáp là gì?
Ngáp từ lâu có liên quan đến cảm giác mệt mỏi hoặc buồn chán. Tuy nhiên, có những nghiên cứu mới cho thấy điều này có thể không đúng. Vì không xác định được nguyên nhân gây ra ngáp, vậy nên các nghiên cứu mới này đưa ra các lý thuyết về lý do tại sao bạn ngáp.
Các nghiên cứu mới hơn cho thấy ngáp có thể giúp ích nhiều hơn việc đưa oxy lên não.
Khi bạn ngáp, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng bạn có thể đang truyền đạt cảm xúc của mình cho dù bạn đang mệt mỏi, buồn chán hay đang bị căng thẳng nhẹ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng ngáp là một kỹ năng xã hội và thể hiện sự đồng cảm, nơi chúng ta thể hiện rằng chúng ta kết nối với những người khác.
Nguyên nhân gây ra ngáp
Không có bất kỳ lý do cụ thể nào khiến bạn ngáp. Ngáp thường xuyên là một phản xạ trong cơ thể bạn xảy ra một cách không tự chủ, có nghĩa là bạn thực hiện nó mà không cần suy nghĩ về nó. Tuy nhiên, có nhiều điều mà các nhà nghiên cứu đồng ý là nguyên nhân gây ra hiện tượng ngáp.
Bây giờ bạn đã biết những lý do có thể gây ra ngáp, hãy chú ý hơn đến thời điểm mình ngáp nhé. Thông thường, mọi người không nhận thấy họ ngáp trừ khi việc ngáp xảy ra nhiều hơn bình thường.
Khi bạn bắt đầu ngáp nhiều và không thể dừng lại, bạn có thể bắt đầu trở nên lo lắng. Ngáp quá nhiều có thể do bệnh lý có từ trước. Các bệnh lý này bao gồm:
Ngáp quá nhiều cũng có thể do bạn đang dùng thuốc khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi.
Mặc dù ngáp quá nhiều có thể là triệu chứng của một bệnh lý có từ trước, nhưng đôi khi nó có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Các trường hợp khẩn cấp này bao gồm:
Nếu bạn đang làm điều gì đó lặp đi lặp lại hoặc không thú vị với bạn, bạn có thể ngáp không ngừng. Những công việc như xem tivi, nghe giảng, học bài hoặc lái xe có thể khiến bạn rơi vào trạng thái hoạt động kém khiến bạn ngáp nhiều hơn.
Rối loạn điều hòa nhiệt độ và đau đầu dữ dội cũng có thể gây ra ngáp nhiều. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này có thể là do rối loạn chức năng tuần hoàn máu.
Không thể ngừng ngáp có thể là cách cơ thể cho thấy hệ tuần hoàn của bạn không hoạt động hoặc cơ thể bạn không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
Làm gì khi bạn không thể ngừng ngáp?
Nếu bạn bắt đầu ngáp quá nhiều và không rõ lý do tại sao, bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Ngáp quá nhiều có thể do tình trạng bệnh lý có từ trước. Bạn nên hỏi bác sĩ xem nguyên nhân có thể là gì. Bạn không nên bỏ qua việc ngáp quá nhiều mặc dù ngáp là một phản xạ phổ biến.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chứng mệt mỏi buổi sáng và cách xử trí
Thủy đậu hay còn gọi là phỏng dạ, trái dạ là bệnh do virus Varicella Zoster gây nên. Biểu hiện của bệnh thủy đậu là xuất hiện ban đỏ mọc nhiều đợt trên cùng một vùng da nên có thể thấy chúng ở nhiều mức độ khác nhau từ nốt sẩn, bọng nước trong, bọng nước đục hoặc đóng vẩy.
Chúng ta đều biết rằng canxi tốt cho xương cũng như sức khỏe tổng thể nhưng đã có nhiều bằng chứng cho thấy việc bổ sung quá nhiều canxi có thể không tốt cho tim mạch.
Suy tuyến sinh dục là tình trạng các tuyến sinh dục — tinh hoàn ở nam giới và buồng trứng ở nữ giới sản xuất ít hoặc không sản xuất hormone. Mặc dù suy tuyến sinh dục có thể ảnh hưởng đến cả hai giới, nhưng khi nói về suy tuyến sinh dục, đặc biệt đề cập đến suy tuyến sinh dục nam.
Canxi là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và cần thiết cho xương chắc khỏe. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm có thể 'kìm hãm' khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng quan trọng này của cơ thể.
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo xương, răng, móng tay chân, tham gia vào quá trình đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh..
Giảm cân là mong muốn của nhiều người, nhưng giảm bao nhiêu kg cân trong 1 tuần để vừa đảm bảo sức khỏe và giảm cân hiệu quả không phải ai cũng biết. Đã có những trường hợp giảm cân nhanh, giảm cân cấp tốc nguy hại đến sức khỏe.
Trong bài viết này, hãy tìm hiểu cách tăng nồng độ huyết sắc tố một cách tự nhiên bằng thực phẩm tại nhà:
Các chế độ ăn kiêng thịnh hành, chẳng hạn như Keto thường hứa hẹn giảm cân nhanh chóng và cải thiện sức khỏe, nhưng những rủi ro đi kèm là gì?