Những điều cần biết khi bạn bị căng cơ bắp chân
Căng cơ bắp chân là một tổn thương các cơ ở phía sau của chân. Các cơ bắp chân kéo dài từ đầu gối đến mắt cá chân, hợp thành gân gót hay còn gọi là gân asin ở phần dưới của chân. Cơ bắp chân hình thành từ ba cơ chính, 2 cơ bụng chân và cơ dép.
Tổng quan
Căng bắp chân là một chấn thương do căng cơ hai bụng chân. Khi cơ bị kéo dài quá mức, nó sẽ bị căng.
Những trường hợp căng cơ ít nghiêm trọng thường kéo cơ ra khỏi quỹ đạo bình thường. Các trường hợp nghiêm trọng hơn thường xé sợi cơ và thậm chí có thể gây ra rách cơ hoàn toàn. Thông thường, căng cơ bắp chân xuất hiện sự rách nhỏ ở một số sợi cơ, nhưng phần lớn các mô cơ vẫn còn nguyên vẹn.
Triệu chứng
Căng cơ bắp chân cấp tính có thể khá đau đớn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thương tích. Căng cơ bắp chân thường được phân loại như sau:
Căng cơ bắp chân là phổ biến nhất ở nam giới tuổi từ 30 đến 50. Thông thường, bệnh nhân bị căng cơ bắp chân xuất hiện một cơn đau đột ngột, nhói đau ở phần sau của chân.
Phần phổ biến nhất bị tổn thương khi căng bắp chân xảy ra là ở giữa cơ hai bụng chân. Cơ này nằm ở phía trong của phần sau chân. Thương tích thường xảy ra ngay trên phần giữa của chân (giữa đầu gối và mắt cá chân). Khu vực này của bắp chân trở nên mềm và sưng lên khi sự căng cơ diễn ra.
Căng cơ bắp chân thường dễ được chẩn đoán rõ ràng, nhưng vẫn có những nguyên nhân khác gây ra tình trạng này cần được xem xét như kén Baker, chuột rút và huyết khối.
Khi nào cần đi khám bác sĩ
Nếu bạn có các triệu chứng của căng cơ bắp chân nghiêm trọng, bạn nên được khám để điều trị đúng cách. Một số dấu hiệu của căng bắp chân nghiêm trọng bao gồm:
Căng bắp chân mức nghiêm trọng cần được chú ý bởi vì, trong một số trường hợp hiếm hoi của cơ đứt rách hoàn toàn, phẫu thuật có thể là cần thiết để gắn lại các đầu rách của cơ. Điều này hiếm khi cần thiết, ngay cả ở những bệnh nhân bị thương ở bắp chân mức 3, vì những bệnh nhân này thường có thể trải qua điều trị mà không phẫu thuật.
Nếu bạn không chắc chắn bạn bị căng bắp chân, hãy tìm đến cơ sở y tế để được chẩn đoán. Như mô tả ở trên, các tình trạng khác có thể bị nhầm lẫn với căng cơ bắp chân, và những điều này nên được xem xét nếu các triệu chứng của bạn không được giải quyết kịp thời.
Điều trị
Điều trị căng cơ bắp chân thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thương tích. Để cơ bắp được nghỉ ngơi là chìa khóa để điều trị thành công. Theo nguyên tắc chung, nếu bạn bị căng cơ bắp chân, bạn có thể thực hiện các hoạt động mà không làm nặng thêm thương tích của bạn.
Bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi bạn hết đau để cho phép các cơ bị thương được chữa lành. Việc nghỉ ngơi không đầy đủ có thể kéo dài sự hồi phục của bạn.
Sau đây là các phương pháp điều trị thông thường được sử dụng cho căng cơ bắp chân:
Nghỉ ngơi
Điều quan trọng là nghỉ ngơi sau chấn thương để cho phép các cơ bị thương lành lại. Chỉ thực hiện những hoạt động phù hợp với khả năng của bạn. Điều này có nghĩa là các hoạt động gây ra các triệu chứng nên được tránh.
Kéo căng cơ bắp chân
Kéo căng nhẹ bắp chân sẽ rất hữu ích. Kéo căng quá mức có thể gây hại và làm chậm quá trình lành bệnh. Hãy hỏi bác sĩ một số cách kéo dãn bắp chân đơn giản giúp bạn hồi phục nhanh hơn.
Chườm đá
Chườm đá vào khu vực bị thương trong giai đoạn cấp tính (48 giờ đầu sau khi bị thương) và sau khi hoạt động. Đá lạnh sẽ giúp làm dịu phản ứng viêm và kích thích lưu lượng máu đến khu vực.
Áp nhiệt
Trước khi hoạt động, làm ấm nhẹ nhàng có thể giúp nới lỏng cơ bắp. Chườm nóng vào bắp chân khi kéo dãn cơ hoặc tập thể dục. Theo nguyên tắc chung, hãy nhớ làm ấm trước và chườm đá sau.
Thuốc chống viêm
Thuốc chống viêm đường uống (như Ibuprofen, Aleve hoặc Motrin) có thể giúp làm giảm các triệu chứng đau và cân bằng quá trình viêm.
Vật lý trị liệu
Các nhà trị liệu vật lý trị liệu có thể cung cấp những hướng dẫn điều trị có thể giúp bạn phục hồi nhanh hơn như siêu âm, massage trị liệu và các bài tập cụ thể. Bạn nên gặp bác sĩ để xác định liệu những điều này có phù hợp với tình trạng của bạn hay không.
Thời gian chữa bệnh
Khoảng thời gian cần thiết để chữa căng cơ bắp chân phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thương tích. Căng cơ bắp chân cấp độ 1 sẽ hồi phục trong 7 đến 10 ngày, mức độ 2 trong khoảng 4-6 tuần, và căng cơ bắp chân mức 3 trong khoảng 3 tháng. Thương tích phổ biến nhất là căng bắp chân mức độ 2 mất khoảng 6 tuần để lành bệnh hoàn toàn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 bước để tránh căng cơ, giảm mỏi mệt khi chạy
Thời điểm chúng ta ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Nghiên cứu cho thấy, ăn đúng thời điểm sẽ có lợi cho sức khỏe và cải thiện quá trình trao đổi chất.
Vitamin D3 và K2 là hai loại vitamin quan trọng, thường được nhắc đến cùng nhau trong việc hỗ trợ sức khỏe xương, đặc biệt ở trẻ em. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xoay quanh bộ đôi vi chất này.
Một số trẻ em gặp phải các cơn nín thở và khiến phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ lo lắng. Vậy cơn nín thở là gì, nó có nguy hiểm không và làm thế nào khi con bạn gặp phải cơn nín thở. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?
Vitamin D3 và vitamin K2 được coi là cặp đôi kết vitamin có tác dụng hiệp đồng tốt nhất trong số các cặp đôi vitamin. Vitamin D3 và vitamin K2 cùng nhau giúp vận chuyển canxi tới đúng vị trí trong cơ thể, từ đó hỗ trợ sức khỏe xương và sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên gần đây xuất hiện những hiểu lầm về bộ đôi vitamin này, vậy như thế nào là hiểu đúng? Hãy cùng tìm hiểu trong bộ infographic này.
Hàng năm, Ngày Đái tháo đường Thế giới được tổ chức vào ngày 14/11, là dịp để chúng ta cùng nhau nâng cao nhận thức về căn bệnh mạn tính này.
Trong suốt 30 năm qua, tỷ lệ ung thư đại tràng nói chung tại Mỹ đã giảm đều đặn. Tuy nhiên, một xu hướng đáng lo ngại đã xuất hiện là tỷ lệ ung thư đại tràng ở người trưởng thành trẻ tuổi đã tăng mạnh trong cùng khoảng thời gian này mà không có nguyên nhân rõ rang.
Hầu hết mọi người có thể đáp ứng nhu cầu magie từ chế độ ăn uống. Tuy nhiên, một số người cần bổ sung thêm magie thông qua thực phẩm bổ sung hoặc thuốc để đáp ứng nhu cầu hàng ngày.