Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tìm hiểu về gãy mắt cá chân

Không phải mọi tổn thương mắt cá chân đều là gãy, nhưng không có cách nào để chứng tỏ rằng bạn có bị gãy mắt cá chân hay không nếu không tiến hành chụp X-quang. Cùng tìm hiểu về những triệu chứng và cách điều trị gãy mắt cá chân tại bài viết sau:

Gãy mắt cá chân: những điều cần biết

Gãy mắt cá chân không phải là tình trạng cấp cứu nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chúng sẽ đem lại cho bạn cảm giác đau đớn vô cùng. Bạn cần sơ cứu để giảm đau trước khi bắt đầu quá trình điều trị. 

Không phải mọi tổn thương mắt cá chân đều là gãy, nhưng không có cách nào để chứng tỏ rằng bạn có bị gãy mắt cá chân hay không nếu không tiến hành chụp X-quang. Vì vậy, chúng ta thường phải sơ cứu chấn thương mắt cá trước khi đến bệnh viện điều trị.

Những dấu hiệu và triệu chứng của gãy mắt cá chân tương tự như trật mắt cá, bao gồm:

  • Đau (luôn xuất hiện)
  • Sưng
  • Bầm tím
  • Biến dạng
  • Tê bì hoặc kiến bò
  • Da chầy xước nhìn thấy đầu xương
  • Hạn chế vận động mắt cá
  • Không thể đứng trên mắt cá được

Những bước sơ cứu gãy mắt cá chân

  1. An toàn là hàng đầu! Hãy để nạn nhân ở khu vực an toàn.
  2. Kiểm tra ABC : đảm bảo bệnh nhân thông đường thở, chất lượng nhịp thở tốt và có tuần hoàn.
  3. Kiểm soát chảy máu
  4. Xem còn tổn thương nào khác hay không. Nếu một bệnh nhân có những dấu hiệu của tổn thương đầu, cổ hoặc lưng , không được di chuyển bệnh nhân.
  5. Phủ lên lớp da chầy xước bằng khăn vô khuẩn. Nếu cần thiết, vết thương có thể được rửa sạch – cần sử dụng nước cất hoặc nước muối.Vết thương hở có thể cần phải khâu.
  6. Nếu xe cứu thương đến, bệnh nhân cần được cố định và chờ xe. Tiến đến bước 10 (chườm đá lên chỗ gãy).
  7. Nếu xe cứu thương chưa gọi được, có thể cần nẹp chỗ mắt cá gẫy. Trước khi nẹp, kiểm tra tuần hoàn, cảm giác và vận động.
    • Kiểm tra tuần hoàn bằng việc so sánh màu sắc và nhiệt độ bên tổn thương so với bên không tổn thương
    • Kiểm tra cảm giác bằng cách hỏi bệnh nhân ngón chân mà bạn đang chạm vào.
    • Kiểm tra vận động bằng cách yêu cầu bệnh nhân lắc lư chân.
  8. Để nẹp mắt cá gãy, nẹp mắt cá với một cái gối. Bạn có thể tạo dáng nẹp chân bằng bìa cứng. Đảm bảo cố định bàn chân và cẳng chân. Bất kì cử động nào cũng có thể đè lên mắt cá. Không bó quá chặt mắt cá.
  9. Sau khi nẹp, kiểm tra lại mạch, cảm giác và vận động.
  10. Đặt túi đá lên chỗ gãy để giảm sưng. Đặt một tấm khăn giữa đá và da để tránh bỏng lạnh. Chườm đá khoảng 15 phút sau đó bỏ ra khoảng 15 phút.

Mẹo

  1. Không được di chuyển bệnh nhân nếu nghi ngờ có chấn thương đầu, cổ và lưng.
  2. Luôn thực hành đề phòng chung và trang bị bảo hộ cá nhân mỗi khi bạn tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể.
  3. Gọi 114 khi có gãy chân trên gối, gãy khung chậu, chấn thương cổ, lưng hoặc đầu. Cần gọi xe cấp cứu nếu có gãy mắt cá chân.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Loét mắt cá chân

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch: Những điều cần biết

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 28/06/2025

    Người mắc bệnh tim có nên ăn trứng?

    Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.

Xem thêm