Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều bạn cần biết về Ibuprofen

Ibuprofen (Motrin, Advil) là một trong những thuốc chống viêm không Steroid được sử dụng để điều trị một số loại viêm khớp. Ibuprofen được chứng nhận bởi FDA như một thuốc kê theo đơn năm 1974. Một công thức không theo đơn của ibuprofen được chứng nhận năm 1984.

Những điều bạn cần biết về  Ibuprofen

Sự có sẵn và liều khuyến cáo của Ibuprefen

Ibuprofen với hiệu quả thấp có sẵn dưới dạng thuốc không theo đơn-và ở hiệu quả cao hơn chỉ được kê theo đơn. Có nhiều nhãn hàng và phiên bản của Ibuprofen. Thuốc dưới dạng viêm uống, ngậm, viên nhai.

Với viêm khớp, người lớn và thiếu niên được kê ở 1200-3200 mg một ngày, được chia thành các liều uống 3-4 lần trong ngày. Với trẻ em 6 tháng đến 12 tuổi, liều phụ thuộc vào khối lượng cơ thể và nên được quyết định bởi bác sĩ. Ở trẻ sơ sinh ít hơn 6 tháng tuổi, bác sĩ sẽ quyết định xem liệu sử dụng Ibuprofen có hợp lí hay không.

Dưới dạng thuốc kê theo đơn, lượng Ibuprofen tối đa với người lớn là 800 mg/liều hoặc 3200 mg/ngày (4 liều tối đa theo hướng dẫn). Giới hạn của ibuprofen dưới dạng thuốc không cần kê đơn ít hơn, với liều lớn nhất hằng ngày là 1200 mg. Lượng Ibuprofen nhỏ nhất giảm đau, sưng hoặc sốt hiệu quả được khuyến cáo. Bác sĩ sẽ khuyến cáo một liều phù hợp với bạn, và có thể thay đổi liều phụ thuộc vào đáp ứng của bạn.

Chỉ định cho Ibuprofen

Ibuprofen được sử dụng để giảm sốt và điều trị đau hoặc viêm đi kèm với đau đầu, đau răng, đau lưng, viêm khớp, đau kì kinh, hoặc chấn thương nhỏ.

Chỉ dẫn đặc biệt

Nhiều bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng Ibuprofen với thức ăn hoặc sữa để giảm kích ứng dạ dày. Ngoài ra, bạn nên uống thuốc với một ly nước đầy.

Nếu bị kích ứng dạ dày, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Bác sĩ có thể khuyến các bạn dùng thuốc chống acid.

Bệnh nhân không nên dùng Ibuprofen

Những bệnh nhân có những cơn hen, viêm mũi, hoặc polyp mũi sau khi dùng aspirin hoặc những thuốc chống viêm không Steroid khác không nên dùng Ibuprofen. Những bệnh nhân nhạy cảm với aspirin không nên dùng Ibuprofen.

Đảm bảo rằng, bạn đã thông tin cho bác sĩ biết về những phản ứng thuốc trước đây của bạn. Bệnh nhân có loét, chảy máu dạ dày, vấn đề thận nghiêm trọng, hoặc vấn đề về gan nghiêm trọng có thể không nên điều trị với Ibuprofen. Thuốc cũng không nên dùng trước hoặc sau phẫu thuật bắc cầu động machj vành.

Tác dụng phụ thường gặp

Tiêu chảy, táo bón, chướng hơi, loétt miệng, đau đầu, chóng mặt, khát nước, lâng lâng, ngủ gà, ngứa râm ran ở tai, vấn đề về nghe và vấn đề khi ngủ đều là những tác dụng phụ liên quan đến ibupropen.

Những cảnh báo đặc biệt và thận trọng đi kèm với ibupropen

Vấn đề về loét dạ dày và chảy máu dạ dày có thể xảy ra với bất kì thuốc chống viêm không Steroid nào, bao gồm cả ibupropen.

Thường những vấn đề này liên kết chặt với việc sử dụng thuốc lâu dài nhưng không phải tất cả các trường hợp. Sử dụng ibupropen hoặc thuốc chống viêm không Steroid khác thời gian ngắn cũng có thể gây nên vấn đề với một số bệnh nhân. Một số người có những dấu hiệu và báo hiệu bằng cơn đau nóng rát dạ dày, phân đen hoặc nôn. Gọi bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng này.

Tổn thương gan có thể xảy ra ở những người sử dụng thuốc chống viêm không Steroid bao gồm cả ibupropen. Dấu hiệu cảnh báo bao gồm: buồn nôn, nôn, mệt, chán ăn, ngứa, vàng da hoặc mắt, nước tiểu vàng.

Ibupropen có thể gay ứ dịch và phù cơ thể. Thuốc chống viêm không Steroid như ibupropen cũng liên quan đến tăng huyết áp.

Thuốc chống viêm không Steroid như ibupropen đi kèm với tăng nguy cơ các vấn đề tim mạch, bao gồm đau tim, đột quỵ và làm xuất hiện mới hoặc làm nặng hơn tình trạng tăng huyết áp. Nguy cơ tim mạch có thể tăng với thời gian sử dụng ibupropen kéo dài, hoặc những thuốc chống viêm không Steroid khác.

Tương tác thuốc với ibupropen

Ibupropen có thể có những tác dụng không mong muốn với những thuốc khác. Thuốc có thể gây tương tác bao gồm:

  • Aspirin
  • Thuốc chống ACE
  • Thuốc chống đông máu
  • Furosemide
  • Corticosteroid.
  • Lithium
  • Methotrexate

Chỉ dẫn đặc biệt với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú

Nếu bạn mang thai, đặc biệt nếu bạn đang trong những tháng cuối thai kì, hoặc bạn có kế hoạch mang thai, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng ibupropen

Dấu hiệu quá liều ibupropen

Như bất kì loại thuốc nào, quá liều ibuprofen cũng có thể có một vài hậu quả nhất định. Quá liều ibupropen hoặc những thuốc chống viêm không Steroid khác có thể gây buồn nôn, nôn và chảy máu tiêu hóa. Nhưng hậu quả nghiêm trọng khác có thể xảy ra bao gồm tổn thương gan và thận, viêm màng não, suy tuần hoàn thậm chí tử vong. Đảm bảo rằng bạn chỉ dùng ibupropen như hướng dẫn.

Thông tin thêm trong bài viết: Sử dụng các thuốc giảm đau khi mang thai có an toàn?

Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

Xem thêm