Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều chúng ta có thể làm trước vấn nạn kháng kháng sinh

Nếu chúng ta không hành động, trong vòng vài năm tới, trầy xước đầu gối hay tiểu phẫu cũng có thể dẫn tới tử vong. Một số loại thuốc thiết yếu đang trên bờ vực bị vô hiệu hóa.

Có một vấn nạn đang âm thầm diễn ra: một vài trong số những thuốc kháng sinh khiến chúng ta tự hào nhất không còn hiệu lực nữa. Đó là hệ quả của khả năng tiến hóa tự nhiên của vi khuẩn, kết hợp với lạm dụng thuốc trong chữa bệnh và chăn nuôi.

Với nguy cơ mất dần những thuốc kháng sinh có thể trông cậy được, các công ty dược phẩm phải làm việc không nghỉ để cứu dân số không bị sụt giảm như kỉ nguyên trước khi kháng sinh ra đời, thời điểm mà ngay cả một nhiễm khuẩn đơn giản cũng dẫn tới tử vong.

Tuy nhiên, sự ra đời các loại thuốc mới trên thị trường còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn, cứ 10 loại thuốc đi vào nghiên cứu thì may ra sẽ có 2 đến 3 loại được đưa vào thị trường. Mất khoảng 10 năm cho quá trình này!

Một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Bệnh lây truyền lâm sàng cho thấy chúng ta gần như chưa thể đối phó với nhiễm trùng kháng kháng sinh, tình trạng nguy hiểm  trong khi lựa chọn điều trị rất hạn chế. Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ gần đây đã cảnh báo về sự phát triển của vi khuẩn enterobacteriaceae kháng carbapenem (CRE), còn được gọi là “vi khuẩn ác mộng”, có thể giết tới một nửa bệnh nhân nằm viện bị nhiễm trùng. Vi khuẩn nguy hiểm này tồn tại phần lớn ở môi trường bệnh viện, nhưng chúng có nguy cơ truyền lại gen kháng thuốc với các vi khuẩn khác cùng họ, đặc tính giúp chúng tiến hóa thành công và tồn tại trong thời gian rất dài.

Vi khuẩn hiện nay thông minh hơn rất nhiều. Chúng có thể tránh né những tác động từ chúng ta một cách nhanh chóng. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi biết rằng vi khuẩn đang dần vượt trội hơn một số thuốc của chúng ta. Tuy nhiên, tốc độ kháng thuốc của chúng đang tăng nhanh do việc kê đơn kháng sinh vô tội vạ cho bệnh nhân không nhiễm khuẩn, hoặc những người nhiễm khuẩn nhẹ không cần thiết dùng đến kháng sinh.

Ngành công nghiệp thực phẩm cũng đóng một vai trò. Việc sử dụng kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi làm thúc đẩy sự hình thành siêu vi khuẩn. Theo Hiệp hội thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, động vật chăn nuôi phải tiêu thụ khoảng 14 nghìn tấn kháng sinh một năm. Những thuốc này dùng trong thời gian dài với liều thấp không dùng để chữa bệnh mà giúp động vật tăng trưởng nhanh để thu về lợi nhuận tốt hơn.

Sự ra đời của của thuốc mới đang dần không bắt kịp khả năng kháng thuốc của siêu vi khuẩn. Chúng ta đang ở trong tình thế nguy hiểm.

 

Dưới đây là những việc chúng ta có thể làm trước tình hình này:

Đừng quá phụ thuộc vào kháng sinh. Nếu bạn được kê đơn kháng sinh, hãy hỏi bác sĩ rằng bạn có thực sự phải dùng đến chúng không. Viêm phế quản, cảm lạnh, cúm và phần lớn viêm xoang, đau họng và nhiễm khuẩn tai trong bị gây ra bởi virut. Dùng kháng sinh sẽ chẳng giúp chữa những bệnh đó mà còn có nguy cơ gây ra vi khuẩn kháng kháng sinh.

Chọn mua thực phẩm không dùng thuốc. Theo tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ ở một số quốc gia, việc sử dụng thuốc kháng sinh bị cấm. Chẳng hạn, chứng nhận từ Quỹ phúc lợi nhân sinh và động vật (Certified Humane and Animal Welfare) sẽ không cho phép dùng kháng sinh để nuôi lớn động vật. Nông dân chỉ được dùng thuốc khi động vật bị ốm và thực sự cần thuốc. Hiện tại, Việt Nam chưa có tổ chức tương tự. Bạn hãy bảo vệ bản thân bằng những nguồn thực phẩm tin tưởng và có nguồn gốc.

Bảo vệ bản thân trong môi trường bệnh viện. Tìm kiếm các gói điều trị kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế an toàn, Những cơ sở đó sẽ tuân thủ theo bảng kiểm phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Bạn có thể tìm hiểu thêm về những quy định, bảng kiểm về an toàn vệ sinh trong bệnh viện qua các nguồn tài liệu.

Tìm hiểu thêm về Cách giảm dùng thuốc kháng sinh khi bạn không thực sự cần

Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm