Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những dấu hiệu cho thấy bệnh Gout mạn tính đang xấu đi

Bệnh Gout (Gút) của bạn đã tiến triển mạn tính và bạn đang phải chung sống với nó. Tuy nhiên, để biết được bạn có đang kiểm soát bệnh tốt không, hãy lưu ý những biểu hiện sau đây.

Gout (gút) là bệnh gây ra do quá nhiều axit uric trong máu. Theo thời gian, các tinh thể uric sẽ lắng đọng ở xung quanh xương và sụn khớp. Sự tích lũy axit uric có thể không gây ra bất kì triệu chứng gì lúc đầu. Khi các vị trí này bị viêm sẽ bùng phát cơn Gout cấp, gây ra sưng, tấy đỏ và đau nhiều.

Cơn Gout cấp có thể được điều trị bằng các thuốc kháng viêm không kê đơn, ví dụ như Ibuprofen, hoặc các thuốc kê đơn mạnh hơn. Nhưng sau cơn cấp đầu tiên, khoảng 80% khả năng sẽ có một đợt bùng phát khác trong vòng 2 năm tiếp theo.

Một số thuốc có thể được dùng để giảm lượng axit uric máu và giảm nguy cơ bùng phát cơn Gout cấp. Nhưng những bệnh nhân có thêm những bệnh lí nặng kèm theo Gout, điều trị sẽ khó mang lại hiệu quả, ví dụ như:
  • Tăng huyết áp
  • Tiểu đường
  • Tăng cholesterol máu
  • Bệnh gan hoặc bệnh thận

Khi Gout trở thành mạn tính

Khi lượng axit uric trong máu vẫn còn quá cao, ngày càng có nhiều tinh thể uric lắng đọng lại. Gout có thể trở thành mạn tính gây đau và tổn thương biến dạng khớp.

Các đợt Gout có thể khác nhau ở mỗi người. Những dấu hiệu cho thấy Gout mạn tính đang tiến triển xấu đi bao gồm:

Tần suất các đợt viêm khớp do Gout thường xuyên hơn và kéo dài hơn: Khi Gout mạn tính trở nên tồi tệ hơn, các đợt bùng phát sẽ nhiều hơn và kéo dài hơn. Theo thời gian, các tác nhân gây viêm sẽ gây tổn thương vĩnh viễn xương và sụn khớp.

Đợt bùng phát ở những phần khác của cơ thể: Một nửa số bệnh nhân bị Gout có cơn Gout cấp đầu tiên ở khớp bàn ngòn chân cái. Khi Gout mạn tiến triển, các khớp khác có thể bị ảnh hưởng như khớp cổ chân và đầu gối.

Hạt tophi dưới da: Các tinh thể uric bắt đầu lắng đọng ở các mô mềm tạo thành các hạt tophi. Chúng thường xuất hiện ở bàn tay, ngón tay, khuỷu tay và tai nhưng cũng có thể ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Hạt tophi có thể gây biến dạng rất nhiều các vị trí này.

Vấn đề về thận: Axit uric thường được đào thải bởi thận. Bệnh thận có thể làm tăng tích lũy axit uric và gây ra Gout. Nhưng quá nhiều axit uric có thể dẫn đến tổn thương thận. Các vấn đề thận liên quan tới Gout mạn và những dấu hiệu cho thấy Gout mạn đang xấu đi bao gồm bệnh thận do Gout, sỏi thận, và suy thận.

Những giải pháp điều trị mới

Một vài thuốc được sử dụng kéo dài để làm giảm axit uric máu, bao gồm allopurinol (Aloprim, Lopurin, Zyloprim) và probenecid (Benemid).

Những thuốc mới hơn như Febuxostat (Uloric) làm cơ thể giảm sản xuất axit uric máu; Lesinurad (Zurampic) giúp đào thải axit uric ra nước tiểu; Pegloticase (Krystexxa) tiêm tĩnh mạch có thể giáng hóa axit uric thành chất có thể được đào thải ra ngoài nhưng chỉ sử dụng cho những trường hợp nặng, không đáp ứng với điều trị thông thường.

Những phương pháp điều trị mới đầy hứa hẹn cũng đang được thử nghiệm có thể mang lại hy vọng mới cho những người bị viêm khớp do Gout mạn. Ví dụ như một số kháng thể đơn dòng đang được thử nghiệm nhằm vào quá trình sản xuất axit uric. Đồng thời, các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu về các phức hợp sinh hóa có liên quan đến sản xuất và giáng hóa axit uric trong cơ thể, nhằm mang lại những hướng điều trị mới trong tương lai.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hiểu lầm về bệnh gout

PGS.Ts.Bs Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Webmd
Bình luận
Tin mới
  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

Xem thêm