Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những cột mốc phát triển trí tuệ ở trẻ 3-4 tuổi

Xin chúc mừng bạn đã sống sót qua giai đoạn con bạn được “hai tuổi” đầy khó khăn. Hy vọng bạn vẫn còn năng lượng và đủ nhiệt huyết ở phía trước để chào đón những năm tháng kỳ diệu nhất của cuộc đời con trẻ bởi vì cuối cùng trẻ có thể lắng nghe bạn nói và trẻ bắt đầu để cho trí tưởng tượng của chúng bay cao bay xa hơn.

Trẻ từ 3-4 tuổi vẫn tiếp tục tăng trưởng về thể chất nhưng đi kèm với đó là sự phát triển vượt bậc của trí tuệ và tinh thần. Hãy ghi lại những cột mốc đáng nhớ của độ tuổi này trước khi con bạn bước sang tuổi thứ 5

Cột mốc ngôn ngữ

Nếu con bạn không phải là người thích trò chuyện thì cột mốc này sẽ qua rất nhanh đó nên hãy lưu giữ thật nhanh trước khi chúng qua mất.

Ở độ tuổi này trẻ có thể
  • Nói được tên hoặc tuổi của mình
  • Nói được 250-500 từ
  • Trả lời những câu hỏi đơn giản
  • Nói được một câu có 5-6 chữ và khi được 4 tuổi trẻ có thể ghép các chữ thành một câu hoàn chỉnh
  • Nói một cách rõ ràng
  • Và trẻ có thể kể một câu chuyện.

Cột mốc về nhận thức:

Bạn sẽ đau đầu đấy vì con bạn sẽ hỏi rất nhiều thứ. Tại sao bầu trời lại màu xanh? Tại sao chim lại có lông? Và rất nhiều, rất nhiều câu hỏi nữa? Có thể bạn sẽ thấy những câu hỏi này thật là phiền nhiễu nhưng đó là một điều bình thường ở trẻ con. Song song với việc tiếp tục đặt câu hỏi “vì sao” suốt thì trẻ cũng:
  • Gọi đúng tên màu sắc quen thuộc
  • Hiểu được thế nào là giống nhau và khác nhau
  • Giả vờ và tưởng tượng sáng tạo hơn
  • Thực hiện đúng được mệnh lệnh của người lớn
  • Nhớ được một phần của câu chuyện
  • Có khái niệm về thời gian.Ví dụ trẻ biết buổi sáng, buổi tối, buổi chiều
  • Biết đếm và hiểu khái niệm về đếm
  • Sắp xếp các đối tượng theo màu sắc và hình dạng
  • Giải được các câu đố phù hợp với độ tuổi
  • Nhận diện được các vật và bức tranh quen thuộc

Cột mốc vận động

Trẻ ở độ tuổi này vẫn tiếp tục phát triển việc vận động theo một cấp độ cao hơn. Trẻ có thể:
  • Đi lên đi xuống cầu thang  từng bước một
  • Đá, ném và bắt bóng
  • Leo trèo
  • Chạy vững và đạp được xe ba bánh
  • Nhảy lò cò, đứng bằng một chân trong vòng 5 giây
  • Có thể đi tiến đi lùi
  • Cúi xuống mà không bị chúi đầu ra phía trước.

Cột mốc phát triển kỹ năng của bàn tay và ngón tay

Trẻ trở lên nhanh nhẹn hơn và có thể:
  • Có những xử lý tinh tế với những đồ vật nhỏ và lật được trang sách mỏng
  • Dùng được kéo dành cho trẻ em
  • Vẽ được hình tròn và vuông
  • Vẽ hình người đơn giản với 2-4 bộ phận cơ bản
  • Viết được một số chữ cái
  • Dựng được một tòa tháp từ 4 khối trở lên
  • Tự mặc và cởi quần áo
  • Xoáy và vặn được ốc vít
  • Xoáy được nắm đấm cửa

Cột mốc về cảm xúc và các vấn đề xã hội

Trẻ từ 3-4 tuổi không chỉ dần dần trở lên độc lập hơn về thể chất mà còn cả cảm xúc. Ban có thể nhận thấy trẻ bắt đầu có những cơn giận dữ khi trẻ rời bạn để đến trường hoặc với người trông trẻ. Trẻ cũng bắt đầu tương tác nhiều hơn với bạn bè và hình thành những kỹ năng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. tại cột mốc này con bạn có thể:
  • Bắt chước bố mẹ và bạn bè
  • Thể hiện tình cảm với gia đình, người thân và bạn bè
  • Phân biệt được ý của mình và ý của người khác
  • Thể hiện được các cảm xúc buồn, giận dữ, hạnh phúc và buồn chán

Bên cạnh đó bạn cũng thấy trí tưởng tượng của trẻ sẽ phát triển hơn. Tưởng tượng và giả vờ sẽ khiến trò chơi trở lên thú vị hơn nhưng trẻ cũng bắt đầu có những sự tưởng tượng thiếu thực tế như việc trẻ bắt đầu tin rằng có một con quái vật đằng sau một cánh cửa nào đó ở trong nhà.

Khi nào lên lo ngại

Mỗi trẻ em đều có mức độ tăng trưởng và phát tiển riêng của chúng. Đừng quá lo lắng khi con bạn không đạt được tất cả những thứ nêu ở trên vì sự tăng trưởng có thể diễn ra một cách từ từ, chúng có thể tới sớm hoặc muộn. Nhưng nếu bạn lo sợ con mình chậm phát triển  hơn các bạn cùng trang lứa thì bạn hãy đến hỏi bác sỹ khi có những dấu hiệu dưới đây:

  • Không có khả năng ném bóng ra xa, nhảy tại chỗ hoặc đạp xe ba bánh.
  • Thường xuyên bị ngã khi đi và leo cầu thang một cách khó khăn
  • Không có khả năng cầm bút màu giữa các ngón tay, viết nguệch ngoạc hoặc không thể vẽ được hình tròn
  • Không thể nói được một câu có ba từ trở lên hoặc chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng không phù hợp
  • Chảy nước dãi liên tục và gặp khó khăn khi nói
  • Không thể xếp tháp hoặc khó xử lý các đồ vật nhỏ
  • Thiếu sự quan tâm đến các hoạt động tương tác và không chơi các trò chơi tưởng tượng
  • Không chơi với bạn bè hoặc với người lạ
  • Không thể kiểm soát sự nóng giận hoặc khó chịu
  • Không hiểu mệnh lệnh
  • Không tự mặc hoặc cởi quần áo khi đi ngủ, đi tắm.

Nếu con bạn kháng lại hoặc vật lộn với những việc mà chúng đã làm trước đây thì bạn nên đưa con đi khám vì rất có thể đó là dấu hiệu của việc chậm phát triển để có sự can thiệp kịp thời.

Bs. Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo webmd
Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm