Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những biến chứng có thể gặp khi tân trang 'cô bé'

Vùng kín là nơi nhạy cảm, sau khi phẫu thuật có thể gặp một số biến chứng như viêm nhiễm, chảy máu, rò trực tràng, sốc phản vệ, xâm lấn, áp xe,...

Những biến chứng có thể gặp khi tân trang 'cô bé'

Sau khi sinh nở, vùng kín của chị em có thể xảy ra các hiện tượng giãn rộng, thâm đen, giảm khoái cảm, dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Nhiều người tìm đến các phương pháp thẩm mỹ "cô bé" để cảm thấy tự tin hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Theo bác sỹ Nguyễn Đông Hưng, khoa Phẫu thuật Niệu sinh dục Bệnh viện Quân y 103, Hà Nội, vùng kín là nơi được nuôi dưỡng và cung cấp máu dồi dào nên khả năng hồi phục vết thương rất tốt. Tuy nhiên, đây là vùng nhạy cảm, sau khi tân trang có thể gặp biến chứng.

Nguy cơ viêm nhiễm

Quá trình tiểu phẫu phải được thực hiện trong môi trường hoàn toàn vô khuẩn để đảm bảo thủ thuật thành công, không để lại sẹo.

Sau khi tiến hành tiểu phẫu, nữ giới phải kiêng cữ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để "cô bé" có thời gian nghỉ ngơi, chóng lành hơn. Nhiều người quá nóng vội đã bỏ qua lời khuyên của bác sĩ, “yêu” sớm hơn quy định dẫn đến đau, rát. Lúc này, ngã ba vàng dễ nhiễm vi khuẩn, nấm xâm nhập gây ra viêm.

Nhung bien chung co the gap khi tan trang 'co be' hinh anh 1
Sau khi tiến hành tiểu phẫu, nữ giới phải kiêng cữ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để "cô bé" có thời gian nghỉ ngơi, chóng lành hơn. Ảnh: Dailymail.

Chảy máu vùng kín

Sau phẫu thuật, bệnh nhân chỉ chảy một ít máu loãng, thấm băng trong 1-2 ngày đầu. Chảy máu nhiều có thể do kỹ thuật cầm máu của bác sĩ chưa triệt để, tình trạng này rất nguy hiểm. 

Rò trực tràng, âm đạo

Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Biến chứng này chỉ xảy ra khi bác sĩ không nắm chắc cấu trúc giải phẫu, động tác thô bạo trong khi tiến hành phẫu thuật. Nếu được tiến hành ở cơ sở y tế đảm bảo, tay nghề bác sĩ tốt, có chỉ định đúng, bạn hoàn toàn tránh được rủi ro này.

Sốc phản vệ

Bệnh nhân phản ứng không tốt với thuốc hoặc tiếp xúc với các dị nguyên, có thể dẫn đến biến chứng. Trong ngành thẩm mỹ, tỷ lệ phản ứng sốc phản vệ rất thấp nhưng vẫn có thể xảy ra. 

Trong phẫu thuật nói chung và phẫu thuật vùng kín nói riêng, vấn đề gây tê (gây tê tại chỗ hay toàn thân) cần được tiến hành cẩn trọng. Dù bác sĩ sử dụng phương pháp này, việc đưa thuốc vào người cũng đều có nguy cơ, nếu cơ thể bạn có tính mẫn cảm với chúng.

Bác sĩ nên có biện pháp phòng ngừa các tai biến choáng phản vệ như bộ dụng cụ chống choáng, bác sĩ hồi sức, luôn sẵn sàng chuẩn bị phác đồ cấp cứu khi tiến hành tiểu thủ thuật, phẫu thuật.

Xâm lấn và áp xe vùng kín

Biến chứng có thể xảy ra do sử dụng chất làm đầy không rõ nguồn gốc.Thực tế, một số trường hợp bơm silicon lỏng tạo hình vùng kín, dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu, thậm chí gây áp xe vùng kín ở phụ nữ.

Chị em cần tìm hiểu kỹ các thủ thuật, coi trọng sự an toàn của sức khỏe bản thân. Bạn nên chọn bác sĩ có chuyên môn sâu trong lĩnh vực thẩm mỹ, có khả năng tầm soát các biến chứng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thay đổi ở cơ quan sinh dục nữ sau sinh em bé

Bác sỹ Đông Hưng - Theo Zing
Bình luận
Tin mới
  • 18/09/2024

    Mỗi phút tiếp xúc ánh sáng xanh phá hủy hàng triệu tế bào nhãn cầu

    Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.

  • 18/09/2024

    Nên bắt đầu cho trẻ tập luyện thể thao như thế nào?

    Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.

  • 17/09/2024

    Ngủ 6 tiếng mỗi ngày có được coi là đủ?

    Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

  • 17/09/2024

    Giải mã những hiểu lầm về Vitamin K2

    Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.

  • 16/09/2024

    Làm thế nào để tăng cường khả năng ghi nhớ?

    Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.

  • 16/09/2024

    7 cách phòng ngừa tăng huyết áp

    Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

  • 15/09/2024

    5 thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch

    Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.

  • 15/09/2024

    Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ em

    Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?

Xem thêm