(tiếp phần 1)
Chẩn đoán
Rất khó để tự chẩn đoán nhiễm độc máu vì các triệu chứng của nó rất tương đồng với các triệu chứng của các tình trạng bệnh lý khác. Cách tốt nhất để xác định có bị nhiễm khuẩn huyết hay không là đi khám. Đầu tiên, khám sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe, bao gồm kiểm tra nhiệt độ và huyết áp. Nếu nghi ngờ nhiễm độc máu, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để tìm các dấu hiệu nhiễm vi khuẩn. Nhiễm khuẩn huyết có thể được kiểm chứng bằng các xét nghiệm sau:
Ngoài ra, bác sĩ có thể thấy các vấn đề với chức năng gan hoặc thận, cũng như sự mất cân bằng về điện giải. Nếu các vết thương ngoài da được phát hiện, bác sĩ có thể lấy mẫu bất kỳ chất lỏng nào rò rỉ từ vết thương để kiểm tra vi khuẩn. Để phòng ngừa, bác sĩ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm chụp hình ảnh. Tất cả các xét nghiệm này đều có thể giúp phát hiện nhiễm trùng trong các cơ quan của cơ thể:
Nếu có vi khuẩn, việc xác định loại vi khuẩn sẽ giúp xác định loại kháng sinh nào cần kê để chống lại tình trạng nhiễm trùng.
Các lựa chọn điều trị nhiễm độc máu
Điều trị nhiễm độc máu kịp thời là điều cần thiết nhất vì nhiễm trùng có thể nhanh chóng lây lan đến các mô hoặc van tim. Một khi được chẩn đoán nhiễm độc máu, sẽ rất cần thiết được điều trị nội trú tại bệnh viện. Nếu xuất hiện các triệu chứng sốc, việc chăm sóc đặc biệt là điều ưu tiên hàng đầu. Các dấu hiệu của sốc bao gồm:
Khi cấp cứu sốc, thở oxy và truyền dịch sẽ được can thiệp để giúp duy trì huyết áp ổn địch và thoát khỏi tình trạng nhiễm trùng. Cục máu đông cũng là một mối quan tâm đặc biệt ở những bệnh nhân bất động trong thời gian dài.
Nhiễm khuẩn huyết thường được điều trị bằng cách hydrat hóa, thường qua đường truyền tĩnh mạch, phối hợp với các thuốc kháng sinh nhắm vào nguyên nhân gây nhiễm trùng. Đôi khi, có thể cần dùng thuốc để hỗ trợ tạm thời trong tình trạng tụt huyết áp. Những loại thuốc này được gọi là thuốc vận mạch. Nếu nhiễm trùng huyết nặng đến mức gây rối loạn chức năng đa cơ quan, bệnh nhân có thể cần được thở máy, hoặc thậm chí có thể phải lọc máu tạm thời nếu chức năng thận bị suy giảm hay hỏng chức năng thận.
Tiên lượng xa và sự phục hồi
Nhiễm độc máu có thể là một tình trạng gây tử vong. Theo các chuyên gia y tế, sốc nhiễm trùng do nhiễm khuẩn huyết có tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Ngay cả khi điều trị thành công, nhiễm trùng huyết có thể dẫn các đến tổn thương vĩnh viễn cho cơ thể. Nguy cơ tái nhiễm trùng trong tương lai cũng có thể lớn hơn.
Nguyên tắc điều trị và tiên lượng bệnh là càng tuân thủ chặt chẽ kế hoạch điều trị, cơ hội hồi phục hoàn toàn càng lớn. Điều trị sớm và tích cực tại nơi chăm sóc đặc biệt của bệnh viện sẽ giúp tăng cơ hội sống sót sau nhiễm trùng huyết. Hầu hết mọi người có thể hồi phục hoàn toàn sau nhiễm trùng huyết mức độ nhẹ mà không có biến chứng kéo dài. Nếu được chăm sóc phù hợp, bệnh nhân có thể cảm thấy tốt hơn trong ít nhất một hoặc hai tuần sau điều trị.
Trong trường hợp hồi phục sau nhiễm trùng huyết mức độ nặng, nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng là rất cao. Một số biến chứng lâu dài của nhiễm trùng huyết bao gồm:
Phòng ngừa tình trạng nhiễm độc máu
Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm độc máu là điều trị và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Một điều quan trọng nữa là ngăn ngừa bất kỳ vết thương hở nào bị nhiễm trùng ngay từ đầu bằng cách làm sạch và băng bó đúng cách. Tốt nhất, bất cứ ai cũng nên thận trọng và gọi cho bác sĩ nếu nghi ngờ bản thân bị nhiễm trùng, hoặc có bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào được liệt kê ở trên. Tránh những nơi dễ tiếp xúc vi khuẩn, virus hoặc nấm nếu bản thân là người dễ bị nhiễm trùng hoặc đang gặp phải các tình trạng nhiễm trùng.
Tham khảo thêm thông tin tại: Nhiễm độc máu: nguyên nhân, triệu chứng và yếu tố nguy cơ (Phần 1)
Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.
Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.
Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.
Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.
Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?