Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân và cách khắc phục ngực chảy xệ

Cùng tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến khiến ngực chảy xệ cùng những cách giúp cải thiện tình trạng này qua bài viết sau đây.

Nếu ngực của bạn bắt đầu chảy xệ, bạn sẽ tự hỏi tại sao ? Tuy nhiên, trước tiên, hãy nhớ rằng ngực chảy xệ là hoàn toàn bình thường ở mọi lứa tuổi do ngực có đủ hình dạng, kích cỡ và có thể thay đổi trong suốt cuộc đời bạn. Mặc dù tình trạng chảy xệ thường xảy ra nhất do lão hóa, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở tuổi dậy thì, mang thai hoặc khi tập thể dục mạnh. Nó thậm chí có thể chỉ là do di truyền của bạn.

Nếu tình trạng chảy xệ ngực làm phiền bạn, có thể có nhiều cách để giải quyết vấn đề này, bao gồm cả các lựa chọn không phẫu thuật và phẫu thuật (mặc dù có một số điều quan trọng cần lưu ý đối với mỗi phương pháp). Cùng tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến khiến ngực chảy xệ cùng những cách giúp cải thiện tình trạng này qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân khiến ngực chảy xệ?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân, chúng ta hãy tìm hiểu về giải phẫu vú. Ngực được tạo thành từ mỡ cũng như mô sợi và mô tuyến. Mô tuyến bao gồm các thùy và ống dẫn từ tuyến vú đến núm vú. Mô sợi là mô liên kết hỗ trợ ngực. Phần còn lại được tạo thành từ các mô mỡ. (Và ngực lớn hơn có nghĩa là nhiều mô mỡ hơn). Đôi khi, các dây chằng ở ngực của bạn, được gọi là dây chằng Cooper, có thể giãn ra và khiến ngực của bạn bị chảy xệ, về mặt y học được gọi là sa ngực.

Đọc thêm bài viết: Cách giảm cân mà vòng ngực không nhỏ đi

Sa ngực có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân, bao gồm:

1. Di truyền học

Thực tế, một số người có bộ ngực rủ xuống một cách tự nhiên. Nói cách khác, ngực chảy xệ có thể do di truyền. Điều này đặc biệt đúng khi nói đến bộ ngực chảy xệ khi còn trẻ. Thật vậy, gen của bạn đóng một vai trò trong mô mềm và cấu trúc của ngực.  Nó khiến ngực của bạn có thể có khuynh hướng đi xuống hoặc chùng xuống.

2. Lão hóa và trọng lực

Theo thời gian, da và các mô mềm của cơ thể cho dù đó là da mặt, ngực hay bụng không chống lại được trọng lực, dẫn đến tình trạng sa xuống. Tương tự, nếu bạn bị chảy xệ ngực khi còn trẻ (chẳng hạn như ở tuổi dậy thì) thì đó có thể là do nhiều giai đoạn phát triển của ngực. Hình dạng ngực của bạn có thể thay đổi đáng kể, hoặc bạn có thể thấy rằng một bên vú phát triển nhanh hơn bên còn lại.

Những đặc điểm này có thể thay đổi khi cơ thể bạn thay đổi. Nếu bạn là một thiếu niên lo lắng về mỡ ngực hoặc ngực chảy xệ, bạn có thể cần cho cơ thể mình thời gian để thích nghi với hình dạng trưởng thành mới và chấp nhận những biến động tự nhiên mà cơ thể bạn sẽ trải qua theo thời gian.

3. Kích thước và hình dạng ngực

Nếu ngực của bạn tự nhiên chịu nhiều trọng lượng hơn ở phía dưới, chúng sẽ dễ bị chảy xệ hơn. Ngực nhỏ cũng ít bị chảy xệ hơn so với ngực lớn hơn hoặc có hình dạng hẹp hơn.

4. Giảm cân đáng kể

Nếu gần đây bạn đã giảm được một lượng cân nặng đáng kể hoặc đang trải qua quá trình phân bổ lại cân nặng ở tuổi thiếu niên, bạn có thể nhận thấy ngực bạn bị chảy xệ. Đó là bởi vì khi bạn giảm mỡ, hình dạng của bộ ngực có thể thay đổi. Khi trọng lượng của ngực kéo chùng da xuống, một số mô và da đó không quay trở lại vị trí ban đầu sau khi giảm cân.

5. Mang thai

Ngực thường thay đổi kích thước khi mang thai. Hầu hết ngực của mọi người sẽ phát triển trong thời kỳ mang thai, tăng thêm một hoặc hai cỡ so với ban đầu. Vú của bạn cũng có thể tiếp tục thay đổi sau khi bạn sinh con, nghiên cứu cho thấy 85% những người đã từng mang thai ít nhất một lần nói rằng kích thước ngực của họ đã thay đổi sau khi mang thai, một số người lưu ý rằng ngực của họ trở nên lớn hơn và những người khác nói rằng chúng trở nên nhỏ hơn.

Vì nhiều lý do, ví dụ như ngực phát triển nhanh, thay đổi cân nặng, nội tiết tố, di truyền khiến ngực của bạn sau khi mang thai có thể bị chảy xệ hơn so với trước đây.

6. Hút thuốc

Các gốc tự do do khói thuốc tạo ra làm suy giảm tính đàn hồi của các mô liên kết trong cơ thể. Đó là lý do tại sao hút thuốc được coi là yếu tố nguy cơ khiến ngực chảy xệ‌.

7. Tiếp xúc quá nhiều với tia UV

Dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời (không có biện pháp chống nắng dưới dạng quần áo hoặc kem chống nắng) có thể khiến da trên vùng cổ và ngực của bạn mỏng đi và nhăn nheo, điều này có thể khiến da chảy xệ và làm cho ngực của bạn trông chảy xệ, đặc biệt là khi bạn già đi.

Đọc thêm bài viết: Dứa có lợi cho phụ nữ không?

8. Mãn kinh

Nếu bạn đang trải qua thời kỳ mãn kinh, bạn có thể tự hỏi rằng tại sao ngực của bạn không còn săn chắc nữa. Khi bạn trải qua thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen của bạn giảm đáng kể. Estrogen là một loại hormone sinh sản chính có vai trò giữ cho ngực săn chắc và đàn hồi. Sự sụt giảm này có thể khiến ngực của bạn co lại, kém săn chắc và mất hình dạng.

Những nguyên nhân bị hiểu lầm là gây ra ngực chảy xệ

Trong khi các nguyên nhân trên đã được xác thực thông qua nghiên cứu, có những nguyên nhân khác đã được gỡ bỏ hiểu lầm. Những nguyên nhân này bao gồm:

1. Cho con bú

Nếu bạn đang cho con bú, ngực của bạn có thể căng lên vì sữa. Khi quá trình mang thai và cho con bú kết thúc, ngực của bạn có thể sẽ trở lại kích thước ban đầu. Nhưng quá trình kéo dài có thể khiến ngực bạn trông không được đầy đặn hoặc chảy xệ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mang thai mới là nguyên nhân dẫn đến chảy xệ chứ không phải cho con bú. Nói cách khác, ngực của bạn sẽ có khả năng chảy xệ sau khi mang thai bất kể bạn có chọn cho con bú hay không.

2. Không mặc áo ngực

Có lẽ đáng ngạc nhiên là việc không mặc áo ngực không ảnh hưởng đến việc ngực của bạn có chảy xệ hay không (Ngoại trừ việc mặc áo ngực khi tập thể dục). Vậy nếu mặc áo ngực không tốt hoặc bị giãn ra có gây chảy xệ không? Rất may là không, nhưng bạn vẫn nên mua một chiếc áo lót tốt hơn, hỗ trợ tốt hơn, đặc biệt nếu bạn có bộ ngực lớn và gây đau lưng.

Làm thế nào để cải thiện tình trạng ngực chảy xệ?

Mặc dù việc ngăn ngừa chảy xệ phần lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, nhưng bạn có thể thực hiện một số bước để "sửa chữa" bộ ngực chảy xệ nếu không hài lòng với vẻ ngoài của chúng. Dưới đây là một số cách tự nhiên giúp ngực săn chắc trở lại.

1. Tập thể dục

Một phần sự săn chắc của bộ ngực nằm ở cơ ngực. Cơ này nằm bên dưới ngực và đóng vai trò hỗ trợ chúng. Do đó, việc rèn luyện và phát triển cơ ngực có thể nâng mô ngực lên, giúp chúng trông đẹp hơn.

Cũng vì vậy, các động tác nhắm vào cơ ngực là bài tập tốt nhất để làm săn chắc bộ ngực chảy xệ. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế đối với các bài tập cho tình trạng này và kết quả mà bạn nhận được từ việc tập cơ ngực cũng sẽ không ấn tượng bằng kết quả bạn có thể nhận được từ phẫu thuật.

Tuy nhiên, việc tăng cường các cơ này là tốt cho mọi người, cho dù ngực chảy xệ hay không. Bạn có thể xây dựng cơ ngực bằng cách chống đẩy và các bài tập ngực khác. Nhưng thậm chí chỉ cần tập thể dục 30 - 60 phút mỗi ngày cũng là một khởi đầu tốt

Bạn nên bắt đầu với 15 phút tập thể dục mỗi ngày, 2 - 3 lần mỗi tuần. Nhưng nếu bạn cảm thấy thoải mái hơn khi bắt đầu với 5 phút một ngày mỗi tuần thì điều đó cũng thật tuyệt.

2. Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Ngăn ngừa sự tăng giảm đáng kể về cân nặng (đặc biệt là do ăn kiêng cấp tốc hoặc ăn kiêng không ổn định) có thể giúp ngăn ngừa những thay đổi về kích thước ngực dẫn đến chảy xệ. Cố gắng tránh các chế độ ăn kiêng nhất thời, thay vào đó hãy tập trung vào việc duy trì cân nặng khỏe mạnh cho cơ thể. Cho dù bạn là một thiếu niên hay người lớn tuổi, đừng cố gắng để trở nên gầy gò, hãy tập trung vào việc khỏe mạnh.

Lưu ý

Nếu bạn vừa mới sinh con, hãy giảm cân từ từ sau khi sinh và theo thời gian của riêng bạn, vì điều đó sẽ làm giảm khả năng ngực bị co lại nhanh chóng và gây chảy xệ.

3. Không hút thuốc

Hãy xem đây là một lý do nữa để bỏ hút thuốc hoặc tránh hoàn toàn thói quen này. Bạn có thể cần tìm kiếm sự hỗ trợ để giúp bỏ thuốc lá, nhưng điều đó rất đáng làm, không chỉ để ngăn ngừa ngực chảy xệ mà còn bảo vệ phổi và sức khỏe tổng thể của bạn.

4. Thoa kem chống nắng

Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30 trên cổ và ngực có thể giúp giữ cho vùng da quanh ngực săn chắc, giúp nâng đỡ và giữ chúng cao hơn một chút. Hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng đúng lượng kem chống nắng và thường xuyên bôi lại khi phải dành nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời.

5. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng

Đặt mục tiêu ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Chúng chứa các chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần để duy trì cân nặng phù hợp hoặc tiếp tục phát triển cho đến tuổi dậy thì. Một chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt là chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa, giúp phát triển làn da và cơ bắp săn chắc, bao gồm da và cơ quanh ngực của bạn. Cũng nên nhớ rằng bạn có thể ăn điều độ tất cả các loại thực phẩm, vì vậy hãy tiếp tục thưởng thức những món ăn bạn thích.

6. Uống đủ nước

Giữ nước giúp giữ cho làn da trên khắp cơ thể săn chắc và đầy đặn. Điều đó có nghĩa là uống đủ nước có thể giúp giữ cho làn da trên ngực của bạn đàn hồi. Hãy đặt mục tiêu uống 6 - 8 cốc nước mỗi ngày thông qua việc kết hợp uống và ăn các loại thực phẩm giàu nước khác.

7. Đi khám phụ khoa

Nếu bạn cho rằng nguyên nhân khiến ngực chảy xệ là do thời kỳ mãn kinh hoặc do bất kỳ loại estrogen nào sụt giảm, hãy đi khám phụ khoa, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu để xem nồng độ hormone của bạn đang ở mức nào. Nếu estrogen của bạn thấp, bác sĩ có thể kê toa các chất bổ sung giúp nâng cao mức estrogen của bạn, điều này có thể cải thiện độ đàn hồi và vẻ ngoài của ngực bạn.

8. Thực hành tư thế tốt

Tư thế đúng không chỉ giúp giảm đau cơ và đau lưng mà còn có thể giúp cải thiện vẻ ngoài của bộ ngực và giữ cho chúng không bị chảy xệ theo thời gian.

9. Mặc áo ngực hỗ trợ khi tập thể dục

Tập thể dục cường độ cao có thể kéo căng dây chằng giữ ngực của bạn. Với suy nghĩ đó, bạn có thể muốn mặc áo ngực thể thao hỗ trợ để hạn chế chuyển động của ngực trong khi tập thể dục, kể cả khi đi bộ. Nếu không chắc chắn về kích cỡ áo ngực của mình, bạn có thể tự đo trước khi mua sắm trực tuyến. Bạn cũng có thể ra cửa hàng bán áo ngực thể thao để đảm bảo rằng bạn đang mua đúng kích cỡ.

Những điều cần biết về phẫu thuật nâng ngực

Một lựa chọn điều trị khác cho ngực chảy xệ là phẫu thuật nâng ngực. Theo Hiệp hội Phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ (ASPS), số ca phẫu thuật này đã tăng 70% trong 20 năm qua. Phẫu thuật này sẽ loại bỏ da thừa và thắt chặt mô vú để khắc phục tình trạng chảy xệ. Nó cũng có thể làm giảm kích thước quầng vú của bạn (vòng tròn của vùng da sẫm màu xung quanh núm vú), cũng có thể làm vú lớn hơn, đặc biệt là ở những bộ ngực chảy xệ ở tuổi trưởng thành. Dưới đây là những điều cần xem xét thêm về phẫu thuật nâng ngực:

1. Gây ra sẹo

Nâng ngực thông qua phẫu thuật sẽ để lại sẹo. Nếu việc để lại sẹo là điều bạn không thấy thoải mái thì bạn nên hoãn phẫu thuật. Ở mức tối thiểu, vết rạch sẽ đi quanh quầng vú. Các vết rạch cũng có thể được thực hiện theo chiều dọc xuống bầu ngực và theo chiều ngang xung quanh các nếp nhăn của bầu ngực.

2. Nâng ngực không giúp ngực bạn cân xứng

Vú thường không đối xứng, nghĩa là một bên vú lớn hơn hoặc có hình dạng khác so với bên còn lại và điều này là hoàn toàn bình thường. Trọng lực thường kéo một bên xuống nhiều hơn bên kia khiến những khác biệt này dễ nhận thấy hơn. Phẫu thuật nâng ngực sẽ không khắc phục được tình trạng bất đối xứng này - đây là điều quan trọng cần lưu ý khi bạn cân nhắc liệu nó có phù hợp với mình hay không.

3. Nâng ngực không làm thay đổi kích cỡ ngực của bạn

Nâng ngực sẽ không làm thay đổi kích thước ngực của bạn. Phẫu thuật thu nhỏ ngực có thể làm cho kích thước của chúng nhỏ lại, trong khi cấy ghép có thể làm cho chúng to hơn. Một số bệnh nhân lựa chọn nâng và cấy ghép hoặc nâng và giảm.

4. Đắt đỏ

Chi phí nâng ngực lên đến hàng chục triệu. Ngoài mức giá này, bạn cũng sẽ phải trả phí gây mê, phòng phẫu thuật, xét nghiệm và thuốc men. Và hãy nhớ rằng việc thêm phẫu thuật thu gọn hoặc cấy ghép sẽ làm tăng khá nhiều chi phí tổng thể cho bạn.

5. Cần một giai đoạn phục hồi

Về kết quả, bạn sẽ nhận thấy một hình dạng mới được hỗ trợ nhiều hơn và quầng vú cũng sẽ được đặt ở vị trí đẹp hơn. Tuy nhiên có thể mất từ 4 - 6 tuần để hồi phục, điều đó có nghĩa là trong khoảng thời gian này bạn không được nâng vật nặng và mặc quần áo hỗ trợ. Tuy nhiên, phẫu thuật lại có thể cần thiết trong tương lai tùy thuộc vào quá trình chữa lành vết thương.

Vú của bạn có thể chảy xệ trở lại sau khi phẫu thuật hay không?

Đây là một câu hỏi phổ biến đối với người phẫu thuật nâng ngực. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, với sự dao động đáng kể về cân nặng hoặc khi mang thai, da và các mô hỗ trợ có thể căng ra hơn nữa. Trong trường hợp không có những điều đó xảy ra thì tình trạng sụt giảm, giảm khối lượng hoặc độ giãn sẽ không tới mức độ như trước khi phẫu thuật.

Kết luận

Cho dù bạn đang ở độ tuổi thanh thiếu niên hay ở độ tuổi 80, ngực chảy xệ là điều tự nhiên và bình thường. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng chấp nhận cơ thể đang thay đổi của mình. Cố gắng tập trung vào sức khỏe và hạnh phúc tổng thể của bạn thay vì cố gắng để ý vào một bộ phận cơ thể, đặc biệt là bộ phận thường được photoshop hoặc miêu tả phi thực tế trên các phương tiện truyền thông. Trẻ hay già, cơ thể bạn sẽ trải qua nhiều giai đoạn phát triển trong suốt cuộc đời và điều đó không sao cả.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cảm thấy khó chịu, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ và thử một trong những phương pháp điều trị để được hỗ trợ.

Chúng tôi mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe dành cho bạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ với cam kết hỗ trợ phát triển sức khỏe và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân, tư vấn dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39  hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

  • 18/11/2024

    6 loại thực phẩm bổ sung tốt cho sức khỏe tim mạch

    Một số thực phẩm bổ sung có thể giúp tăng cường hiệu quả của chế độ ăn uống lành mạnh và hỗ trợ sức khỏe trái tim.

Xem thêm