Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những nguyên tắc dinh dưỡng mà người bệnh lao phổi không thể bỏ qua

Khi mắc bệnh lao phổi, hệ miễn dịch của bệnh nhân thường bị suy yếu, hấp thu dinh dưỡng kém nên thường dẫn đến sút cân, thiếu chất. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh lao phổi cần bổ sung dinh dưỡng thật tốt để tăng hiệu quả điều trị, mau hồi phục sức khoẻ.

Dấu hiệu mắc bệnh lao phổi cần đi khám

Người mắc lao phổi thường có các dấu hiệu sau:

Ho, ho ra máu: Khi có biểu hiện ho kéo dài quá 3 tuần, dùng thuốc không giảm thì có thể là do lao phổi. Ho ra máu cũng có thể gặp ở 60% những người lao phổi.

Khạc đờm: Khạc đờm cũng như ho có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Nhưng nếu sau khi dùng thuốc không giảm, ho, khạc trên 3 tuần phải nghĩ đến do lao phổi.

Gầy, sút cân: Cùng với ho, khạc đờm, gầy, sút cân là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân lao phổi.

Sốt, ra mồ hôi: Sốt là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi, thường là sốt nhẹ hoặc gai gai lạnh về chiều. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng khác như: ra mồ hôi trộm, chán ăn, mệt mỏi.

3 loại thực phẩm nên dùng cho người bệnh lao phổi - Ảnh 2.

Người mắc lao phổi thường có dấu hiệu ho, khạc đờm...

Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa lao và bệnh phổi để khám và xét nghiệm. Nếu được chẩn đoán mắc lao cần điều trị dứt điểm và thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người thân và cộng đồng.

Chú ý các nguyên tắc trong chế độ ăn uống để giữ sức khoẻ ổn định

Năng lượng ăn phải phù hợp với thể trạng của người bệnh

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh lao cần bổ sung dinh dưỡng thật tốt để tăng hiệu quả điều trị, giúp bệnh nhanh khỏi.

- Nếu người bệnh có cân nặng trung bình ( theo chỉ số BMI) thì không thay đổi lượng thức ăn mỗi bữa, nếu người bệnh gày hoặc quá gày thì cần tăng cường ăn uống để đạt được mức cân nặng hợp lý. 

 - Thức ăn cân đối và cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: chất bột- đường, chất đạm, dầu mỡ, vitamin và khoáng chất. Đừng quên bổ sung lượng đường cho cơ thể từ hoa quả chín, có tác dụng hỗ trợ gan thải độc do người bệnh lao phổi phải dùng thuốc lâu dài, hạn chế các tác dụng phụ của thuốc.

-  Món ăn mỗi ngày cần đa dạng, dễ ăn, dễ tiêu hoá: Đa số những người bệnh lao phổi có thể trạng yếu, mệt mỏi, ăn kém ngon do tác dụng phụ của thuốc vì vậy bệnh nhân hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng bệnh nhân nên chú ý thay đổi các món ăn, tránh ăn đơn điệu nhằm kích thích người bệnh ăn uống. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để người bệnh dễ hấp thu và đảm bảo được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.  

Kiểm soát cân nặng để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh lao phổi 

Chỉ số BMI được gọi là chỉ số khối cơ thể, chỉ số BMI chuẩn được tính dựa trên chiều cao và cân nặng, áp dụng cho nam và nữ trưởng thành. 

Chỉ số BMI được tính theo công thức: BMI = cân nặng  (kg)/ chiều cao (m). Mức cân nặng bình thường trong khoảng 18,5 – 24,9.

Thực phẩm nên dùng cho người bệnh lao phổi

Khi mắc bệnh lao phổi, hệ miễn dịch của bệnh nhân thường bị suy yếu, giảm hấp thu chất dinh dưỡng nên thường dẫn đến sút cân, thiếu chất. Vì vậy người bệnh cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch như các chất kẽm, sắt, vitamin A, E, C, K, B6… Cụ thể:

1. Thực phẩm giàu kẽm

Người bệnh lao phổi cần tăng cường chất kẽm vì các loại thuốc điều trị lao thường gây nên tình trạng thiếu hụt kẽm ở người bệnh, dẫn đến chán ăn, suy giảm hệ miễn dịch.

Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại nhiễm trùng. Đặc biệt, kẽm có tác dụng điều hoà vị giác và cảm giác ngon miệng… 

Kẽm có nhiều trong các thực phẩm như hàu, sò, tôm, lươn, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành…

2. Thực phẩm giàu sắt

3 loại thực phẩm nên dùng cho người bệnh lao phổi - Ảnh 3.

Người bệnh lao phổi cần tăng cường thực phẩm giàu kẽm.

Người bệnh lao phổi thường bị thiếu máu do thiếu sắt- một vi chất có vai trò quan trọng để tạo hồng cầu và hoạt động của hệ miễn dịch. Thiếu sắt còn làm giảm sức đề kháng, khiến bệnh nhân dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Vì vậy trong chế độ ăn của người bệnh lao phổi nên bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như: gan, lòng đỏ trứng, thịt bò, các loại đậu đỗ, rau xanh đậm… Kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin C để giúp tăng cường hấp thu sắt.

 Thực hiện nguyên tắc dinh dưỡng đúng rất quan trọng với người bệnh lao phổi  - Ảnh 4.

Lòng đỏ trứng giàu chất sắt tốt cho người bệnh lao phổi.

3. Thực phẩm giàu vitamin

Rau quả tươi là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E, K, B6… giúp chống oxy hoá, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ niêm mạc, tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn ở người bệnh lao phổi.

Bữa ăn của người bệnh lao nên ưu tiên các loại rau tươi có màu xanh đậm, quả chín có màu vàng, đỏ như cam, xoài, đu đủ, cà chua, cà rốt; cải xoăn, măng tây, bông cải xanh, rau chân vịt; gạo nguyên cám, chuối, các loại đậu, các loại hạt…

3 loại thực phẩm nên dùng cho người bệnh lao phổi - Ảnh 5.

Rau quả tươi là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin tốt cho người bệnh lao phổi.

Người bệnh cần lưu ý, bên cạnh chế độ dinh dưỡng tốt, cần sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý. Không dùng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… vì những chất này làm giảm hiệu quả điều trị và tăng tác dụng phụ của thuốc.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thực phẩm tốt cho người bệnh lao phổi.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm