Phát hiện và điều trị kịp thời giúp hạn chế nguy cơ biến chứng sau đột quỵ.
Sự quan trọng của việc tầm soát cơn đột quỵ não
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và tử vong ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đột quỵ có thể gây ra những hậu quả như mất khả năng di chuyển, mất khả năng nói, suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy, và thậm chí là tử vong.
Việc tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ cũng giúp phát hiện các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, tiểu đường, tăng cân và các yếu tố liên quan đến lối sống không lành mạnh. Những yếu tố này có thể gây ra đột quỵ và có thể được điều chỉnh để giảm thiểu rủi ro của bệnh nhân. Ngoài ra, việc tầm soát đột quỵ còn giúp tăng cơ hội cho điều trị hiệu quả hơn.
Các phương pháp tầm soát bệnh đột quỵ não
Khi thực hiện tầm soát đột quỵ não, bạn sẽ được thực hiện một số các xét nghiệm như:
Xét nghiệm máu: Một số xét nghiệm máu cũng có thể được sử dụng để phát hiện các yếu tố nguy cơ đột quỵ, bao gồm đường huyết cao, các chỉ số cholesterol và triglycerid cao. Đồng thời cũng có thể đánh giá được các bất thường trong tế bào máu, bất thường về hồng cầu, tình trạng thiếu máu hay nhiễm trùng máu hay rối loạn đông máu…
Kiểm tra mạch máu: Kiểm tra mạch máu của não bằng siêu âm động mạch vành hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT). Phương pháp này giúp phát hiện các vấn đề về mạch máu, động mạch vành và các mạch máu lớn khác trong não.
Siêu âm tim: Siêu âm Doppler tim sẽ phát hiện ra các bất thường ở buồng tim, các bệnh lý van tim bẩm sinh hay bệnh lý mạch vành. Đồng thời còn có thể phát hiện cục máu đông trong tim để kịp thời xử lý, tránh tình trạng cục máu đông di chuyển đến não gây đột quỵ.
Kiểm tra thị lực: Các vấn đề về thị lực như nhìn mờ có thể dấu hiệu báo trước đột quỵ. Bạn có thể thực hiện soi đáy mắt trực tiếp để đánh giá các vấn đề liên quan đến tầm nhìn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phòng ngừa đột quỵ như thế nào?
Cùng tìm hiểu 7 cách đọc sách có thể tốt cho sức khỏe của bạn tại bài viết dưới đây.
Những người có lượng vitamin K thấp, có phổi kém khỏe mạnh hơn. Những người này cũng có nhiều khả năng bị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và thở khò khè, một nghiên cứu mới cho biết.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những lý do khiến ngón tay bị sưng.
Vitamin K là một vi chất cần thiết cho cơ thể nhưng nó thường ít được quan tâm hơn các loại vitamin khác. Đối với người cao tuổi, vitamin K càng đặc biệt quan trọng vì nó tham gia vào quá trình lão hoá.
Tiểu đường là bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến. Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện từ từ thậm chí trong nhiều năm khiến cho việc nhận biết dấu hiệu trở nên khó khăn hơn.
Tận dụng tối đa lợi ích của các loại rau quả theo mùa để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp ngon miệng mà còn có lợi cho sức khỏe, tốt cho tim mạch.
Hầu hết những người khoẻ mạnh không cần ăn chế độ ăn ít muối. Muối rất quan trọng đối với những người năng động, khoẻ mạnh, đặc biệt nếu họ tập thể dục và mất muối qua mồ hôi. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn có thể ăn muối nhiều như bạn muốn. Với những người bị huyết áp cao thì nên tránh thực phẩm nhiều muối và hạn chế muối.
Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý quy tắc 30/10 giúp bạn thiết kế thực đơn hàng ngày lành mạnh, đủ chất và no lâu. Theo đó, mỗi bữa ăn cần đảm bảo 30gr protein và 10gr chất xơ.