Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phục hồi chức năng sau đột quỵ

Bài viết này giúp bạn hiểu hơn các phương pháp điều trị, sử dụng thuốc và các dịch vụ khác mà có thể hữu ích với một bệnh nhân đột quỵ. Bên cạnh đó, bài viết cũng nói về tiến triển của một người bị đột quỵ và các phương pháp phòng ngừa đột quỵ.

Sau một cơn đột quỵ, một người có thể cần một hoặc nhiều liệu pháp để giúp họ hồi phục. Họ cũng có thể cần dùng thuốc. Thời gian phục hồi và kết quả sẽ khác nhau tùy theo từng người và mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ của họ.

Đột quỵ xảy ra khi một phần não không nhận đủ máu do tắc hoặc vỡ động mạch dẫn đến một phần não. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), mỗi năm, có khoảng 200.000 người Việt Nam bị đột quỵ. Sau một cơn đột quỵ, nhiều người sẽ cần một hoặc nhiều loại trị liệu. Họ cũng có thể cần thuốc để điều trị các tình trạng cơ bản, thiết bị hỗ trợ hoặc các dịch vụ khác để giúp phục hồi. Một người đã trải qua một cơn đột quỵ gây ra tổn thương tối thiểu cho não có thể cần ít liệu pháp phục hồi chức năng hơn và hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi sau đột quỵ.

Trị liệu phục hồi chức năng

Liệu pháp phục hồi chức năng nhằm mục đích giúp một người học lại các kỹ năng mà họ có thể đã mất do bất kỳ tổn thương não nào do đột quỵ gây ra. Mục tiêu phụ là giúp ngăn ngừa người đó phát triển các biến chứng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi hoặc chấn thương do ngã.

Có nhiều loại trị liệu phục hồi chức năng khác nhau. Bệnh nhân đột quỵ có thể sẽ cần phục hồi một hoặc nhiều chức năng, chẳng hạn như:
  • Ngôn ngữ trị liệu
  • Lao động trị liệu
  • Vật lý trị liệu
  • Liệu pháp tâm lý
  • Liệu pháp giải trí, có thể giúp một người phát triển và sử dụng thời gian rảnh rỗi để cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống và sự độc lập của họ

Bác sĩ thường xác định loại trị liệu hoặc dịch vụ nào mà hữu ích với người bệnh, cũng như liệu họ có cần các dịch vụ nội trú hay ngoại trú hay không. Trong và sau các liệu pháp điều trị, một người có thể yêu cầu hỗ trợ di chuyển, bao gồm gậy, khung tập đi hoặc các thiết bị khác để giúp ngăn ngừa té ngã.

Liệu pháp hỗ trợ công nghệ

Một số người có thể cải thiện sức khỏe từ liệu pháp hỗ trợ công nghệ có thể bao gồm:

  • Thực tế ảo
  • Chương trình máy tính
  • Thiết bị robot

Những hoạt động này có thể giúp người bệnh thực hành các kỹ năng mới và cải thiện chức năng của họ trong một môi trường an toàn.

Đọc thêm bài viết: Phòng tránh bệnh đột quỵ

Vào năm 2021, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt Hệ thống phục hồi chức năng chi trên IpsiHand của Neuorlution (Hệ thống IpsiHand) ở những người trên 18 tuổi bị đột quỵ. Hệ thống IpsiHand là một loại thiết bị giao diện não-máy tính (BCI) hỗ trợ phục hồi các chi trên sau đột quỵ. Các chi trên bao gồm cánh tay, bàn tay và cổ tay. Thiết bị này sử dụng kỹ thuật điện não đồ không xâm lấn để gửi tín hiệu từ não đến máy tính bảng, sau đó chuyển tiếp chuyển động dự định đến nẹp tay điện tử. Sau đó, nẹp sẽ giúp người đó thực hiện chuyển động dự định.

Để sử dụng thiết bị này cần được kê đơn. Nó có thể không phù hợp với tất cả những người đã trải qua một cơn đột quỵ.

Thuốc

Điều trị bằng thuốc là phương pháp điều trị đột quỵ phổ biến nhất. Nó thường liên quan đến thuốc chống huyết khối - thuốc chống đông máu và thuốc chống kết tập tiểu cầu, chẳng hạn như aspirin - và thuốc làm tan huyết khối, là những loại thuốc làm tan hoặc phá vỡ cục máu đông. Những loại thuốc này vừa có thể giúp điều trị đột quỵ vừa ngăn ngừa đột quỵ xảy ra trong tương lai.

Theo CDC, chất kích hoạt plasminogen mô (tPA), là chất làm tan huyết khối, giúp cải thiện cơ hội phục hồi hoàn toàn hoặc ít bị tàn tật hơn của một người sau đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Nó cũng làm giảm khả năng một người cần được chăm sóc dài hạn trong viện dưỡng lão.

Tuy nhiên, để có hiệu quả, một người cần nhận tPA trong vòng 3 giờ kể từ khi có các triệu chứng đầu tiên của đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Đây là lý do tại sao mọi người nên gọi cấp cứu ngay khi nhận ra ai đó đang có các triệu chứng đột quỵ.

Mọi người cũng lưu ý chỉ nên dùng thuốc khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Hỗ trợ khác

Ngoài các liệu pháp và thuốc men, một người đang hồi phục sau cơn đột quỵ và những người thân thiết với họ có thể tìm ra phương pháp hữu ích khác, bao gồm:

  • Chăm sóc dinh dưỡng
  • Tư vấn
  • Công tác xa hội
  • Nhóm hỗ trợ đột quỵ
  • Chương trình giáo dục

Bệnh nhân đột quỵ có thể nói chuyện với bác sỹ để biết các khuyến nghị hoặc thông tin về các dịch vụ có sẵn trong khu vực của họ.

Hồi phục

Thời gian phục hồi đột quỵ sẽ khác nhau rất nhiều giữa mọi người. Một người thường sẽ bắt đầu các dịch vụ phục hồi chức năng trong vòng 2 ngày sau khi bị đột quỵ, thường là ở bệnh viện.

Phục hồi có thể mất từ ​​vài tuần đến nhiều năm. Một số người có thể hồi phục hoàn toàn trong khi những người khác có thể bị tàn tật suốt đời. Một người đã trải qua một cơn đột quỵ gây ra tổn thương tối thiểu cho não của họ có thể hồi phục hoàn toàn và cần điều trị phục hồi chức năng trong thời gian ngắn hơn.

Đọc thêm bài viết: Dinh dưỡng phục hồi, phòng ngừa những cơn đau tim

Các yếu tố ảnh hưởng đến triển vọng hồi phục của một người có thể bao gồm:

  • Tuổi 
  • Mức độ nghiêm trọng của tổn thương não
  • Mức độ nghiêm trọng của các bệnh  lý đang có khác
  • Hợp tác của bạn bè và gia đình
  • Mức độ tỉnh táo của họ
  • Thời gian phục hồi chức năng
  • Cường độ của chương trình phục hồi chức năng
  • Khả năng sửa đổi môi trường gia đình và nơi làm việc vì những lo ngại về an toàn

Phòng ngừa

Đột quỵ tái phát chiếm tỷ lệ cao trong tổng số ca đột quỵ ở Việt Nam mỗi năm. Một người có thể thực hiện các bước để giảm khả năng bị đột quỵ bằng cách:

  • Dùng thuốc phòng ngừa để điều trị các tình trạng cơ bản, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc tiểu đường, theo lời khuyên của bác sĩ
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh
  • Tránh hoặc bỏ thuốc lá
  • Hạn chế uống rượu

Phục hồi đột quỵ có thể liên quan đến sự kết hợp của các liệu pháp, thuốc men và các dịch vụ khác. Mỗi người sẽ có trải nghiệm phục hồi và chương trình phục hồi khác nhau dựa trên nhu cầu cá nhân của họ sau đột quỵ. Phục hồi chức năng có thể mất vài tuần đến nhiều năm, tùy thuộc vào từng người bị đột quỵ. Một số người có thể phục hồi hoàn toàn sau cơn đột quỵ sau khi phục hồi chức năng, nhưng những người khác có thể phải thích nghi với những khuyết tật lâu dài.

Bệnh nhân đột quỵ nên nói chuyện với bác sỹ về các chương trình phục hồi chức năng cá nhân và triển vọng của họ sau đột quỵ.

Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cùng một lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập phù hợp với thể trạng là chìa khóa giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ trong tương lai. Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678 để được khám, tư vấn dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành. 

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medical News Today
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

Xem thêm