Mặc dù có thể uống bổ sung canxi nhưng cách an toàn và hiệu quả nhất vẫn là nhất là thông qua chế độ ăn uống, ưu tiên các nguồn thực phẩm giàu canxi như: Sữa và các sản phẩm từ sữa; Cá, tôm, cua, ốc; Trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng; Các loại rau lá xanh thẫm như rau chân vịt, rau cải thìa, rau cải xoăn...
Trong số các thực phẩm trên thì sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… là thực phẩm phổ biến giàu canxi nhất và canxi trong sữa dễ hấp thu hơn các loại thực phẩm khác.
Cụ thể trong một cốc sữa bò chứa từ 300 - 325mg canxi tùy thuộc vào tỷ lệ chất béo trong sữa, con số này chiếm khoảng 25% giá trị hàng ngày. Một cốc sữa dê cũng chứa khoảng 330mg hoặc 25% giá trị canxi hàng ngày.
Do vậy, sữa là nguồn thực phẩm rất cần thiết, đặc biệt cho những trường hợp có nhu cầu cần được bổ sung canxi cao như: phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, trẻ trong giai đoạn dậy thì, người cao tuổi, phụ nữ mãn kinh…
Sữa là thực phẩm bổ sung canxi tốt và dễ hấp thu nhất.
Theo PGS.TS Bùi Thị Nhung, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có đầy đủ chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng giúp cơ thể phát triển toàn diện.
Sữa dạng lỏng như sữa tươi, sữa tiệt trùng hoặc sữa bột pha có hàm lượng canxi là 100mg canxi trong 100ml sữa. Sữa chứa rất nhiều loại vitamin như: vitamin nhóm B (vitamin B1, B3, B5, B6 và B9…), vitamin C, vitamin D, vitamin E và vitamin K, có hàm lượng cao vitamin A, vitamin B2 và vitamin B12.
Sữa dạng lỏng là dung môi hòa tan và tăng khả năng hấp thu các vitamin A, D, E, K. Đặc biệt, sữa có hàm lượng canxi cao. Canxi trong sữa ở dạng kết hợp với casein, tỷ số canxi/phospho thích hợp nên dễ hấp thu.
Một đơn vị ăn của sữa và chế phẩm sữa cung cấp 100mg canxi, tương đương với 1 miếng phô mai có trọng lượng 15g; 1 hộp sữa chua 100g.
Mặc dù sữa là nguồn thực phẩm thích hợp nhất để bổ sung dinh dưỡng và canxi nhưng đối với trường hợp không uống được sữa như người có biểu hiện không dung nạp lactose thường phải tránh sử dụng sữa và một số sản phẩm từ sữa.
Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều có triệu chứng không dung nạp lactose khi ăn các sản phẩm này. Trên thực tế, một số người vẫn có thể dung nạp được phô mai, sữa chua và một số sản phẩm sữa có nguồn gốc từ thực vật khác.
Là sản phẩm phổ biến được làm từ sữa nên sữa chua có đầy đủ thành phần các chất dinh dưỡng của sữa và là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời.
Một cốc (245g) sữa chua nguyên chất chứa 23% đơn vị canxi hằng ngày, cũng như một lượng lớn phốt pho, kali, vitamin B2 và B12. Sữa chua ít béo còn có hàm lượng canxi cao hơn, với 34% đơn vị canxi hằng ngày trong 1 cốc.
Sữa chua còn cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, trong sữa chua, đường lactose được lên men chuyển thành acid lactic, giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn nên thích hợp cho người không dung nạp đường lactose.
Phô mai có tất cả các thành phần dinh dưỡng tương tự như sữa, nhưng ở độ đậm đặc cao nên hàm lượng lượng đạm, chất béo, đặc biệt hàm lượng canxi rất cao. Hàm lượng canxi trong phô mai cao gấp 3-6 lần sữa và sữa chua.
Phô mai có rất ít đường lactose nên có thể sử dụng cho người không dung nạp đường lactose. Phô mai cũng chứa thành phần chủ yếu là casein, loại protein giúp dễ tiêu hóa.
Trong trường hợp không dung nạp đường lactose, bị khó tiêu nếu uống nhiều sữa có thể giảm sữa và tăng cường bằng phô mai để đáp ứng đủ nhu cầu canxi.
Hàm lượng canxi trong phô mai cao hơn sữa và sữa chua.
Lactose chỉ được tìm thấy trong sữa từ động vật có vú, các sản phẩm sữa có nguồn gốc thực vật như sữa đậu nành không chứa lactose. Vì vậy, sữa đậu nành có thể là nguồn thay thế cho sữa bò trong trường hợp không dung nạp lactose.
Sữa đậu nành có hàm lượng protein cao, giàu canxi, ít chất béo bão hòa, cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Ngoài ra, trong đậu nành có hai thành phần chính là protein và isoflavone đậu nành. Isoflavone là một phân lớp của flavonoid, là hợp chất phổ biến từ thực vật. Isoflavone trong đậu nành có thể tăng cường sức mạnh của xương và hỗ trợ giúp ngăn ngừa loãng xương.
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.