Bệnh thận ở phụ nữ sau tuổi 30 thường có nguyên nhân từ đâu?
Thay đổi nội tiết tố
Cơ thể phụ nữ trải qua nhiều lần thay đổi nội tiết tố trong suốt cuộc đời. Sự thay đổi về nồng độ các hormone, đặc biệt là hormone estrogen có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của các mạch máu và điều hòa lưu lượng máu đến thận. Sự mất cân bằng nồng độ estrogen có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về thận gồm nhiễm trùng thận, u nang và thậm chí là sỏi thận.
Các biến chứng liên quan đến thai kỳ
Phụ nữ đã từng mang thai, đặc biệt là nhiều lần, có thể mắc các bệnh về thận sau này. Các vấn đề như tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ và tăng huyết áp khi mang thai góp phần gây tổn thương thận lâu dài. phụ nữ cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe thận sau khi sinh con để tránh những biến chứng này ảnh hưởng lâu dài đến chức năng thận.
Vấn đề sức khỏe mạn tính
Viêm khớp dạng thấp có liên quan đến viêm thận.
Một số vấn đề phổ biến ở phụ nữ gồm rối loạn tự miễn (như lupus và viêm khớp dạng thấp) có thể gây viêm và tổn thương thận. Ngoài ra, các bệnh như đái tháo đường và tăng huyết áp có xu hướng gia tăng theo tuổi tác, nếu không được kiểm soát tốt có nguy cơ tổn thương thận. Phụ nữ sau tuổi 30 nên chú ý kiểm tra các vấn đề này thường xuyên để chủ động kiểm soát bệnh.
Lối sống không lành mạnh
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học (như hút thuốc, uống quá nhiều rượu, lối sống ít vận động, chế độ ăn nhiều natri, đường và thực phẩm chế biến sẵn) ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng thận, làm phát triển các vấn đề về thận. Duy trì lối sống lành mạnh với tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống cân bằng và tránh những thói quen có hại là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe thận.
Yếu tố di truyền
Một số bệnh về thận có yếu tố di truyền. Như tiền sử gia đình mắc bệnh thận có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ. Bệnh thận đa nang và một số loại viêm cầu thận có khả năng di truyền và có thể biểu hiện ở phụ nữ sau 30 tuổi. Nhận thức về tiền sử gia đình và khám sàng lọc thường xuyên có thể giúp phát hiện và kiểm soát hiệu quả.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bệnh thận - tiết niệu: Có thể phòng ngừa?
Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng. Các nha sĩ khuyến cáo một số thói quen xấu gây hại cho răng bạn nên bỏ càng sớm càng tốt.
Màu sắc răng không chỉ tạo nên nụ cười tỏa sáng, mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh và sức khỏe của mỗi người.
Sẹo lồi là tình trạng nhiều người gặp phải do quá trình chữa lành vết thương bất thường của cơ thể. Điều đáng lo ngại là sẹo lồi thường không mất đi, mà tiến triển dần theo thời gian, thay đổi dần về kích thước và màu sắc,
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc mối liên hệ giữa tiêm vắc-xin HPV và bệnh đa xơ cứng.
Thực tế vẫn có nhiều sai lầm tai hại mà nhiều cha mẹ mắc phải khi chăm sóc con bị sốt khiến cho bệnh tình của trẻ không những không được cải thiện mà còn trở nặng hơn.
Ngoài các vấn đề hô hấp, đau khớp hay da liễu, sức khỏe đường ruột cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh. Dưới đây là một số biện pháp giúp đường ruột khỏe mạnh trong mùa Đông.
Cân nặng, tuổi tác, tỷ trọng cơ và mỡ của cơ thể chỉ quyết định 10% tốc độ trao đổi chất. Bạn có thể thúc đẩy, tăng tốc quá trình chuyển hóa năng lượng nhờ những thói quen lành mạnh hàng ngày.
Bệnh vẩy nến là một vấn đề da mạn tính gây ra các mảng da đỏ, khô, ngứa, và đóng vẩy. Khi những mảng da khô hay vẩy da không được điều trị tốt sẽ gây ngứa và bong tróc và đôi khi có thể nứt và chảy máu