Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị suy tuyến cận giáp

Suy tuyến cận giáp là một bệnh hiếm gặp xảy ra khi tuyến cận giáp ở cổ không sản xuất đủ hoocmôn tuyến cận giáp (PTH).

Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị suy tuyến cận giáp

Mỗi người đều có 4 tuyến cận giáp nằm ở gần hoặc phía sau tuyến giáp. Mỗi tuyến cận giáp có kích thước to bằng khoảng hạt gạo. Chức năng chính của hoocmôn tuyến cận giáp là điều chỉnh lượng canxi trong cơ thể. Hoocmôn này cũng kiểm soát lượng phospho và có vai trò trong việc sản xuất ra vitamin D dạng hoạt động. Tất cả những vai trò đó đều nhằm  duy trì sự cân bằng canxi trong cơ thể.

Có quá ít hoocmôn PTH gây ra giảm canxi và tăng lượng phospho trong cơ thể. Tình trạng này có thể không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu được phát hiện sớm nhưng cần phải được theo dõi và điều trị cả đời.

Nguyên nhân suy tuyến cận giáp

Nguyên nhân của suy tuyến cận giáp bao gồm:

  • Tổn thương hoặc đã phẫu thuật loai bỏ tuyến cận giáp
  • Hội chứng DiGeogre – một rối loại về gen ảnh hưởng đến sự phát triển của một số hệ cơ quan trong cơ thể
  • Các vấn đề về gen
  • Bệnh tự miễn
  • Xạ trị điều trị ung thư
  • Lượng magie trong cơ thể thấp

Triệu chứng của suy tuyến cận giáp

Lượng canxi thấp có thể gây ra rất nhiều triệu chứng, bao gồm:

  • Đau cơ hoặc chuột rút
  • Ngứa râm ran, nóng rát hoặc tê buốt ở đầu ngón tay, ngón chân và môi
  • Co thắt cơ, đặc biệt là cơ quanh miệng
  • Rụng tóc từng mảng
  • Khô da
  • Móng tay giòn
  • Mệt mỏi
  • Lo âu hoặc trầm cảm
  • Đau nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt 
  • Co giật

Trẻ em bị suy tuyến cận giáp có thể sẽ bị đau đầu, nôn mửa hoặc các vấn đề về răng miệng như men răng yếu hoặc răng phát triển kém.

Chẩn đoán suy tuyến cận giáp

Bác sỹ sẽ bắt đầu bằng việc xem xét tiền sử bệnh tật của bạn.

Sau đó sẽ khám lâm sàng để kiểm tra các triệu chứng như khô da, co thắt cơ và rụng tóc.

Bác sỹ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ các chất sau trong máu:

  • Canxi
  • Phospho
  • Magie
  • PTH

Các xét nghiệm bổ sung bao gồm:

  • Xét nghiệm nồng độ canxi trong nước nước tiểu để xác định lượng canxi thừa bị thải ra trong nước tiểu.
  • Điện tâm đồ để xác định những bất thường về nhịp tim, có nguyên nhân do thiếu canxi.
  • Chụp X quang và xét nghiệm mật độ xương có thể giúp bác sỹ chẩn đoán được mức độ ảnh hưởng của thiếu canxi lên xương của bạn.

Bác sỹ cũng sẽ kiểm tra các vấn đề bất thường trong phát triển răng để chẩn đoán bệnh này ở trẻ nhỏ.

Điều trị suy tuyến cận giáp

Có rất nhiều lựa chọn điều trị cho suy tuyến cận giáp, bao gồm:

Phục hồi canxi và khoáng chất: Điều trị suy tuyến cận giáp chủ yếu nhằm vào việc phục hồi lượng canxi và khoáng chất bình thường cho cơ thể. Bước đầu tiên trong việc điều trị là uống bổ sung canxi carbonate và vitamin D dưới dạng viên nén.

Vitamin D giúp cơ thể tăng hấp thụ canxi và loại bỏ phospho. Bác sỹ cũng sẽ xác định lượng canxi và vitamin D bạn cần bổ sung. Bác sỹ cũng sẽ thường xuyên kiểm soát hàm lượng các vi chất dưới đây để đảm bảo rằng chúng luôn ở trong giới hạn cho phép: canxi, phospho, magie, PTH.

Bác sỹ cũng có thể sẽ khuyên bạn uống bổ sung để duy trì lượng canxi. Đa số các bệnh nhân sẽ phải uống bổ sung trong suốt cả phần đời còn lại để điều trị bệnh này.

Nếu nồng độ canxi gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn hoặc nếu bạn gặp các vấn đề liên quan đến co thắt cơ việc truyền canxi qua tĩnh mạch có thể sẽ cần thiết. Việc này sẽ làm giảm các triệu chứng nhanh hơn bởi canxi sẽ đi thẳng vào máu.

Bác sỹ cũng có thể sẽ kê một vài loại thuốc lợi tiểu để làm giảm lượng canxi trong nước tiểu.

Chế độ ăn:

Nếu bạn bị suy tuyến cận giáp, bữa ăn của bạn nên giàu canxi và chứa ít phospho.

Uống 6-8 cốc nước một ngày để đảm bảo rằng cơ thể bạn không mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết.

Các thực phẩm giàu canxi bao gồm:

  • Hạnh nhân
  • Rau lá xanh đậm
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Ngũ cốc ăn sáng có bổ sung canxi
  • Nước cam có bổ sung canxi
  • Yến mạch
  • Mận khô
Một số loại thực phẩm giàu phospho và có thể làm giảm đáng kể lượng canxi mà bạn nên tránh ăn bao gồm:
  • Nước ngọt
  • Trứng
  • Thịt đỏ
  • Đồ ăn đã được tinh chế, như bánh mỳ trắng và mỳ pasta
  • Transfat, có thể tìm thấy trong những thực phẩm đã qua quá trình nướng
  • Cà phê
  • Rượu
  • Thuốc lá

Trao đổi thường xuyên về những sự thay đổi trong chế độ ăn và thực phẩm bổ sung với bác sỹ để chắc chắn rằng bạn có đủ lượng vitamin và các chất dinh dưỡng cơ thể cần.

Các biến chứng có thể của suy tuyến cận giáp

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng do suy tuyến cận giáp. Các biến chứng do suy giảm canxi có thể sẽ xảy ra nhưng có thể cải thiện khi tiến hành điều trị.

Các biến chứng có thể hồi phục được bao gồm:

  • Hội chứng Tetany hay còn gọi là Cơn hạ can xi máu: là hiện tượng co thắt cơ kéo dài, xảy ra ở bàn tay và ngón tay.
  • Răng kém phát triển
  • Nhịp tim bất thường
  • Dị cảm hoặc cảm giác ngứa râm ran ở môi lưỡi, ngón tay và chân.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, các biến chứng không thể hồi phục có thể xảy ra bao gồm:

  • Đục thủy tinh thể
  • Canxi lắng đọng trong não
  • Chậm phát triển về thể chất và tinh thần ở trẻ em.

Sống chung với suy tuyến cận giáp

Bác sỹ sẽ kiểm soát lượng canxi và phospho trong cơ thể thông qua các xét nghiệm máu thường xuyên. Những xét nghiệm này sẽ được tiến hành hàng tuần hoặc hàng tháng sau khi bạn được chẩn đoán suy tuyến cận giáp.

Một khi tình trạng của bạn đã được điều trị ổn định, bạn sẽ phải làm xét nghiệm máu 2 lần/năm. Nếu có bất cứ thay đổi nào về lượng canxi và phospho, bác sỹ sẽ điều chỉnh thông qua việc điều chỉnh liều canxi uống bổ sung.

Suy tuyến cận giáp là một tình trạng mãn tính, do vậy, điều trị và thay đổi chế độ ăn sẽ phải được duy trì trong suốt cuộc đời. Đa số bệnh nhân có thể kiểm soát được các triệu chứng  bằng việc điều trị liên tục kéo dài.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những sự thật thú vị về nguyên tố canxi

Ts.Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm