Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xẹp phổi

Xẹp phổi là xẹp một phần hoặc hoàn toàn phổi, do các phế nang trong phổi bị xẹp lại.

Xẹp phổi

Xẹp phổi thường là một biến chứng hô hấp, có thể xảy ra sau phẫu thuật, biến chứng của bệnh lí như xơ nang, dị vật đường thở, u phổi, dịch ở phổi, suy hô hấp và các chấn thương ngực.

Số lượng các mô phổi bị xẹp có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân. Xẹp phổi có thể gây khó thở và giảm nồng độ oxy đặc biệt nếu bạn đã có bệnh phổi từ trước. Điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng của bệnh.

Triệu chứng

Các triệu chứng và dấu hiệu của xẹp phổi có thể không rõ ràng. Tuy nhiên, bạn có thể bị:

  • Khó thở
  • Thở nhanh nông
  • Ho

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Xẹp phổi có thể xảy ra khi bạn nằm viện, hoặc tại nhà. Tuy nhiên, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn bị khó thở. Ngoài xẹp phổi có những bệnh lí khác có thể gây khó thở cần được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, đặc biệt là nếu bạn bị khó thở tăng dần.

Nguyên nhân

Xẹp phổi có thể do tắc nghẽn đường thở hoặc do áp lực ở bên ngoài phổi chèn vào.

Hầu hết những người trải qua phẫu thuật có gây mê có thể bị xẹp một phần phổi. Gây mê làm thay đổi kiểu thở, sự trao đổi khí và áp lực đường thở, có thể gây ra xẹp các phế nang trong phổi ở các mức độ khác nhau. Đặc biệt, xẹp phổi thường xảy ra sau phẫu thuật tim.

Những nguyên nhân gây xẹp phổi do tắc nghẽn:

Đờm dãi: Tăng tiết đờm dãi ở đường thở thường xảy ra trong và sau khi phẫu thuật do bạn không thể ho, là nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm phổi. Các thuốc sử dụng trong quá trình phẫu thuật có thể làm phổi không nở được hoàn toàn so với bình thường, vì vậy các chất tiết thông thường bị ứ lại ở đường thở. Hút phổi được thực hiện trong khi phẫu thuật sẽ làm sạch những chất tiết này nhưng chúng vẫn có thể tiếp tục ứ đọng lại sau đó. Tắc nghẽn do đờm thường gặp ở trẻ em, người bị xơ phổi và trong các cơn hen nặng.

Dị vật: Xẹp phổi thường gặp ở trẻ em do dị vật như các loại hạt hoặc phần đồ chơi nhỏ.

Hẹp đường thở lớn do bệnh lí: Các nhiễm trùng mạn tính, như nhiễm nấm, lao hoặc các bệnh khác có thể gây sẹo và hẹp đường thở lớn.

Khối u ở đường thở lớn: một khối bất thường có thể gây hẹp đường thở.

Cục máu đông: chỉ xảy ra khi một lượng máu lớn chảy vào phổi và không thể khạc ra ngoài được.

Những nguyên nhân có thể gây xẹp phổi không do tắc nghẽn:

Chấn thương: chấn thương ngực do ngã hoặc tai nạn, có thể khiến bạn không dám thở sâu (do đau) và chèn ép lên phổi.

Tràn dịch màng phổi: là sự tích tụ dịch trong khoang màng phổi

Viêm phổi: có nhiều loại viêm phổi khác nhau có thể gây ra xẹp phổi tạm thời

Tràn khí màng phổi: sự rò rỉ không khí vào khoang giữa phổi và thành ngực, gián tiếp gây ra xẹp một phần hoặc toàn bộ phổi

Sẹo ở mô phổi: sẹo có thể gây ra bởi chấn thương, bệnh phổi hoặc phẫu thuật. Trong những trường hợp hiếm gặp, xẹp phổi nhẹ đi kèm với tổn thương nhu mô phổi do sẹo

U: khối u lớn có thể chèn ép làm xẹp phổi hoặc gây tắc nghẽn đường thở

Yếu tố nguy cơ

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị xẹp phổi bao gồm:

  • Tuổi: dưới 3 tuổi hoặc trên 60 tuổi
  • Bất kì bệnh lí nào gây ho, ngáp và thở dài
  • Phải nằm tại giường, ít thay đổi tư thế
  • Chức năng hô hấp bị suy giảm, đặc biệt ở người già – sự ứ đọng đờm dãi là nguồn chính gây nhiễm trùng
  • Bệnh lí về phổi như hen suyễn ở trẻ em, giãn phế quản hoặc kén khí ở phổi
  • Đẻ non
  • Phẫu thuật ngực hoặc bụng gần đây
  • Gây mê toàn thân gần đây
  • Yếu các cơ hô hấp do loạn dưỡng cơ, chấn thương cột sống hoặc các bệnh lí về thần kinh – cơ khác
  • Bất kì nguyên nhân nào gây ra khó thở - bao gồm các thuốc và tác dụng phụ của chúng hoặc sự hạn chế cơ học như đau bụng, gãy xương sườn

Biến chứng

Một số biến chứng có thể xảy ra do xẹp phổi:

  • Thiếu oxy: xẹp phổi cản trở khả năng lấy oxy vào các phế nang
  • Viêm phổi: bạn có nguy cơ cao bị viêm phổi cho đến khi xẹp phổi được giải quyết hoàn toàn. Đờm dãi ứ đọng ở phần phổi xẹp có thể dẫn đến nhiễm trùng
  • Suy hô hấp: xẹp phổi ở diện tích nhỏ thường điều trị được, đặc biệt là ở người lớn. Nhưng nếu mất một thùy hoặc toàn bộ phổi, nhất là ở trẻ em hoặc những người bị bệnh phổi có thể đe dọa tính mạng

Xét nghiệm và chẩn đoán

Để chẩn đoán xác định xẹp phổi và tìm nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như:

  • Chụp X quang ngực: Xquang ngực thường có thể chẩn đoán được xẹp phổi. Thông thường, dị vật là nguyên nhân thường gặp gây ra xẹp phổi do tắc nghẽn ở trẻ em và người lớn, có thể được nhìn thấy trên phim chụp
  • Chụp cắt lớp vi tính: hình ảnh cắt lớp vi tính cho thông tin chi tiết hơn về cấu trúc của phổi so với Xquang. Cắt lớp vi tính cũng có thể giúp xác định khối u gây xẹp phổi mà thường không thấy trên Xquang
  • Đo độ bão hòa oxy máu: là một xét nghiệm đơn giản, sử dụng một dụng cụ nhỏ kẹp ở đầu ngón tay của bạn
  • Soi phế quản: bác sĩ sử dụng một ống mềm, có đèn soi ở đầu đưa xuống họng của bạn để quan sát và có thể loại bỏ ít nhất là một phần tắc nghẽn trong đường thở của bạn, chẳng hạn như một nút nhầy, khối u hoặc dị vật

Điều trị

Điều trị xẹp phổi tùy thuộc vào nguyên nhân. Xẹp phổi ở một diện tích nhỏ của phổi có thể giảm đi mà không cần điều trị gì. Nếu có bệnh lí nguyên nhân, ví dụ như khối u, điều trị có thể bao gồm cắt bỏ hoặc làm nhỏ bớt khối u bằng phẫu thuật, hóa trị, hoặc xạ trị.

Vật lí trị liệu

Các kĩ thuật giúp bệnh nhân thở sâu hơn sau phẫu thuật để giúp mô phổi nở trở lại là hết sức quan trọng. Các kĩ thuật này tốt nhất nên được học trước khi phẫu thuật:

  • Ho
  • Vỗ rung ở khu vực phổi xẹp để làm loãng đờm. Bạn cũng có thể sử dụng các thiết bị làm sạch đờm cơ học.
  • Những bài tập hít thở sâu
  • Dẫn lưu tư thế (tư thế đầu thấp hơn ngực) cho phép đờm ở đáy phổi được dẫn lưu ra ngoài tốt hơn
  • Thở oxy có thể giúp bạn giảm khó thở

Phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác

Bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp để lấy bỏ tắc nghẽn ở đường thở như hút đờm hoặc soi phế quản.

Sử dụng áp lực dương liên tục có thể hữu ích đối với những người quá yếu để ho hoặc có nồng độ oxy thấp sau phẫu thuật

Phòng bệnh

Xẹp phổi ở trẻ em thường do tắc nghẽn đường thở. Để giảm nguy cơ bị xẹp phổi cần giữ những vật nhỏ tránh xa tầm với của trẻ.

Ở người lớn, xẹp phổi thường gặp nhiều nhất sau phẫu thuật. Nếu bạn có lịch phẫu thuật, hãy trao đổi với bác sĩ cách để giảm nguy cơ bị xẹp phổi của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giữ bầu không khí trong nhà trong lành cho người bệnh phổi

Bs. Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Mayoclinic
Bình luận
Tin mới
  • 16/06/2025

    5 động tác tăng cơ chỉ trong 20 phút

    Để tăng cơ thường cần có chế độ ăn uống và kế hoạch tập luyện phù hợp, lâu dài. Tuy nhiên với chuỗi bài tập 20 phút dưới đây, bạn có thể tăng cơ bắp hiệu quả.

  • 16/06/2025

    Phụ huynh "đồng hành" cùng con mùa thi: Bí quyết giảm áp lực và tăng động lực

    Mùa thi luôn là thời điểm thử thách không chỉ đối với các thí sinh mà còn đối với phụ huynh. Khi kỳ thi chuyển cấp hay thi tốt nghiệp THPT đến gần, không khí gia đình thường trở nên căng thẳng, với những kỳ vọng lớn lao đặt lên vai các em học sinh.

  • 15/06/2025

    BMI: Liệu có còn là thước đo sức khỏe đáng tin cậy?

    Trong những thập kỷ gần đây, việc sử dụng BMI đã bị giám sát chặt chẽ vì phân loại sai những người có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến béo phì mà không tính đến các yếu tố quan trọng khác, chẳng hạn như bao nhiêu phần trăm trọng lượng của họ đến từ cơ và mỡ của họ nằm ở đâu.

  • 14/06/2025

    Uống quá nhiều nước có hại không?

    Tất cả các tế bào trong cơ thể chúng ta đều cần nước để hoạt động tốt. Mất nước gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước dẫn đến dư thừa nước cũng gây hậu quả nghiêm trọng.

  • 14/06/2025

    Hiến máu cứu người: Hành động ý nghĩa và nhân văn

    Máu là nguồn sống quý giá, là món quà vô giá mà con người có thể trao tặng lẫn nhau để duy trì sự sống. Trong những tình huống khẩn cấp như tai nạn, phẫu thuật hay điều trị các bệnh lý nghiêm trọng, việc tiếp cận nguồn máu an toàn là yếu tố quyết định giữa sự sống và cái chết.

  • 13/06/2025

    6 cách ăn cam giúp giảm cân nên thử

    Nhiều người thích ăn cam nhưng e ngại lượng đường trong cam ảnh hưởng đến quá trình giảm cân. Tìm hiểu cách ăn cam giúp no lâu và kiểm soát đường huyết hiệu quả.

  • 13/06/2025

    Những điều cần biết về nhóm máu và truyền máu: Kiến thức quan trọng cho sức khỏe cộng đồng

    Máu là nguồn sống quý giá, đóng vai trò không thể thay thế trong việc duy trì sự sống và điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Từ những phát hiện mang tính cách mạng của Karl Landsteiner vào đầu thế kỷ 20 về nhóm máu cho đến các tiến bộ y học hiện đại trong lĩnh vực truyền máu, con người đã không ngừng khám phá và hoàn thiện kiến thức về lĩnh vực này.

  • 12/06/2025

    Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em trong mùa hè

    Mùa hè là thời điểm các em nhỏ được nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm học tập căng thẳng. Đây cũng là dịp để các gia đình tổ chức những chuyến đi chơi, hoạt động ngoại khóa, hay đơn giản là để trẻ tự do khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, cùng với niềm vui ấy là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh về tai nạn trẻ em mùa hè, một vấn đề có xu hướng gia tăng đáng kể trong giai đoạn này.

Xem thêm