Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân của chứng bốc hỏa không do mãn kinh

Mọi người thường nghĩ khái niệm “bốc hỏa” chỉ liên quan đến một điều duy nhất: mãn kinh ở phụ nữ. Nhưng chứng bốc hỏa có thể do rất nhiều nguyên nhân khác, ngoài việc phụ nữ kết thúc chu kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân của chứng bốc hỏa không do mãn kinh

Hiểu rõ các nguyên nhân khác này sẽ giúp bạn xác định được liệu bốc hỏa có phải là dấu hiệu bạn sắp đến thời kỳ mãn kinh hay không.

Bạn sẽ trải qua cảm giác gần giống với cảm giác bốc hỏa khi thân nhiệt của bạn tăng cao. Đắp chăn quá nóng, uống nước nóng hoặc thậm chí chỉ là việc giữ nhiệt độ phòng quá cao cũng có thể gây ra cảm giác này. Bạn sẽ cảm thấy nóng bừng mặt và dễ lầm tưởng đó là dấu hiệu của chứng bốc hỏa. Tắm bằng nước mát có thể giúp bạn hạ thân nhiệt và đưa cơ thể bạn về mức nhiệt độ dễ chịu hơn.

Tác dụng không mong muốn của thuốc hoặc thực phẩm bạn ăn

Bốc hỏa có thể là tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc kê đơn. Raloxifene (Evista) là loại thuốc thường được kê cho người bị loãng xương và tamoxifen (Tamoxifen và Nolvadex) là loại thuốc dùng để điều trị ung thư vú, có thể làm da bạn nóng bừng và bạn sẽ cảm thấy bốc hỏa trong người. Bốc hỏa cũng có thể là tác dụng không mong muốn của hóa trị. Bạn có thể cảm thấy nóng bừng sau khi uống tramadol – một loại thuốc giảm đau cần được kê đơn. Tuy nhiên, những tác dụng không mong muốn này thường rất hiếm gặp.

Một số loại thuốc không kê đơn khác có thể gây ra các triệu chứng rất giống với chứng bốc hỏa do mãn kinh. Kiểm tra nhãn thuốc và đọc tờ hướng dẫn sử dụng của tất cả các loại thuốc bạn đang dùng. Và, bạn cũng nên trao đổi với bác sỹ về các triệu chứng mà mình gặp phải.

Một số loại đồ ăn cay nóng, đặc biệt là ớt cay, cũng có thể gây ra tình trạng này. Thực phẩm đóng gói sẵn có thể tạo ra một sức nóng rất lớn, có thể làm giãn các mạch máu và kích thích phần cuối của các dây thần kinh. Việc thay đổi sinh học này tạo ra một cảm giác cực đoan về sức nóng.

Uống rượu, với một số người, có thể tạo ra cảm giác giống với bốc hỏa. Phản ứng này có thể xảy ra bất cứ khi nào trong đời.

Căng thẳng và các nguyên nhân thuộc về cảm xúc

Cơ thể bạn có thể tiết ra các hormone stress như hormone epinephrine và norepinephrine khi bạn bị căng thẳng, lo lắng hoặc buồn rầu. Những hormone này làm tăng lưu lượng máu và tạo ra cảm giác nóng khắp người. Cũng giống như đỏ mặt, nóng bừng mặt cũng có thể là kết quả của rất nhiều các yếu tố, như căng thẳng, tổn thương tủy sống và chứng đau nửa đầu. Nóng bừng cũng có thể làm cho cả cơ thể chuyển sang màu đỏ và bạn sẽ có cảm giác rất nóng.

Đôi khi, nóng bừng chỉ đơn thuần là các phản ứng dị ứng của da với một số loại thực phẩm hoặc các tác nhân của môi trường, không liên quan đến stress.

Các nguyên nhân sức khỏe liên quan đến bốc hỏa

Bốc hỏa có thể liên quan đến hormone, cho dù có liên quan đến mãn kinh hay không. Các bác sỹ cho rằng vùng dưới đồi là nguyên nhân chính của hiện tượng bốc hỏa. Vùng dưới đồi là một phần của não bộ có chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Việc suy giảm estrogen một cách tự nhiên khi phụ nữ lớn tuổi có thể làm cho vùng dưới đồi hoạt động kém hiệu quả. Các rối loạn liên quan đến ăn uống, chấn thương vùng đầu và các rối loạn về gen là các nguyên nhân khác có thể dẫn đến bốc hỏa. Rối loạn chức năng vùng dưới đồi có thể được điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone.

Cảm giác quá nóng cũng có thể là triệu chứng của bệnh cường giáp. Bệnh cường giáp còn được gọi là tuyến giáp tăng hoạt động, thường xảy ra khi tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hormone thyroid (hormone tuyến giáp). Bệnh cường giáp có thể có có rất nhiều nguyên nhân, bao gồm bệnh Grave và viêm tuyến giáp. Bệnh cường giáp thường được nhận ra bởi các triệu chứng khác, như sụt cân bất ngờ hoặc thay đổi về nhu động ruột.

Điều trị cường giáp thường phải phụ thuộc vào nguyên nhân. Thông thường, các loại thuốc chẹn beta hoặc các loại thuốc dùng cho tuyến giáp sẽ được sử dụng để làm giảm các triệu chứng. Phẫu thuật có thể sẽ càn thiết trong những trường hợp rất nặng, để loại bỏ vùng bị rối loạn hoạt động của tuyến giáp.

Kết luận

Mãn kinh thường xảy ra khi phụ nữ bước vào tuổi 50 nhưng giai đoạn tiền mãn kinh có thể xảy ra trước đó 10 năm. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải trải qua cảm giác bốc hỏa rất nhiều năm trước khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn hoàn toàn chấm dứt. Bác sỹ sẽ cân nhắc dựa vào các triệu chứng, tuổi tác, tiền sử gia đình và thói quen lối sống của bạ, trước khi đưa ra chẩn đoán.

Ghi lại nhật ký bốc hỏa để giúp bác sỹ chẩn đoán triệu chứng. Ghi lại thật chi tiết mỗi lần bốc hỏa, bao gồm cả những gì bạn đã ăn trước khi bị bốc hỏa. Danh sách triệu chứng dạng như vậy có thể giúp xác định được những thói quen nào bạn nên thay đổi và cũng có thể giúp bạn tránh được các nguyên nhân và giảm các triệu chứng cùng một lúc.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách khắc phục những cơn bốc hỏa ở thời kỳ tiền mãn kinh

Bình luận
Tin mới
  • 30/05/2023

    Điều trị viêm họng liên cầu khuẩn

    Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến cổ họng và amidan. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và biện pháp phòng bệnh qua bài viết sau đây.

  • 30/05/2023

    Có nên bổ sung vitamin khi đói?

    Uống vitamin vào buổi sáng có thể là một cách tốt để duy trì thói quen uống thuốc, nhưng dùng vitamin khi bụng đói có thể có một số nhược điểm. Đọc bài viết sau để biết cách mà bạn có thể tối đa hóa lượng vitamin của mình và tránh bị đau bụng.

  • 30/05/2023

    Thói quen vừa tắm vừa đánh răng có tốt không?

    Đánh răng khi tắm có thể giúp bạn tiết kiệm được vài phút trong chu trình vệ sinh cá nhân hàng ngày. Nhưng liệu đây có phải là ý tưởng tốt nhất mang lại hiệu quả vệ sinh cho bạn?

  • 29/05/2023

    Phân biệt dịch tiết âm đạo và rò rỉ nước tiểu

    Nước tiểu thường có màu vàng và lượng thường khá nhiều so với dịch tiết âm đạo. Bên cạnh đó, dịch tiết âm đạo ra thường có màu trắng và đặc hơn so với nước tiểu. Tiết dịch âm đạo quá nhiều và rò rỉ nước tiểu có nguyên nhân cơ bản khác nhau và bạn sẽ cần được thăm khám để chẩn đoán, cũng như điều trị sớm.

  • 29/05/2023

    Ung thư cổ tử cung tế bào nhỏ

    Đọc bài viết sau để khám phá thêm về ung thư cổ tử cung tế bảo nhỏ. Bài viết này sẽ đề cập đến các triệu chứng, yếu tố rủi ro cũng như cách chẩn đoán và điều trị bệnh.

  • 29/05/2023

    Nguyên nhân phát ban hình tròn

    Nguyên nhân gây phát ban hình tròn có thể do các vấn đề về da. Thông thường, người ta nghi ngờ phát ban hình tròn có thể là bệnh hắc lào (một tình trạng nấm da), nhưng phát ban có thể có hình dạng như hắc lào nhưng lại có một số đặc điểm khác biệt.

  • 28/05/2023

    Các loại chấn thương khi sinh

    Cùng tìm hiểu chấn thương khi sinh là gì và cần làm gì để đối phó với bệnh này qua bài viết sau đây.

  • 28/05/2023

    Thuốc làm tăng lượng đường máu

    Một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn phổ biến có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Mỗi loại thuốc có thể làm tăng đường huyết theo nhiều cơ chế khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng là có thể gây ra bệnh tiểu đường hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh.

Xem thêm