Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ mắc hội chứng kém hấp thu

Hội chứng kém hấp thu là tình trạng cơ thể thất bại trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm.

Nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ mắc hội chứng kém hấp thu

Hội chứng kém hấp thu bao gồm một số các rối loạn trong đó các chất dinh dưỡng không được hấp thu thật sự và tối đa trong quá trình tiêu hóa, dẫn tới sự thiếu hụt của các thành phần đa lượng (protein, carbohydrate và chất béo) và các thành phần vi lượng (vitamin và khoáng chất). Hội chứng này có thể gây ra nguy cơ suy dinh dưỡng trẻ em.

Nguyên nhân của hội chứng kém hấp thu

Protein, carbohydrate, chất béo và phần lớn các chất lỏng được hấp thu ở ruột non. Hội chứng kém hấp thu xảy ra khi một yếu tố nào đó cản trở ruột hấp thu một cách trọn vẹn các chất dinh dưỡng quan trọng này. Nguyên nhân có thể là do bản thân trẻ đang bị mắc một căn bệnh viêm nhiễm nào đó, hoặc tổn thương ở bên trong thành ruột. Đôi khi hội chứng này là hậu quả của việc cơ thể không sản xuất đủ các enzyme cần thiết cho quá trình tiêu hóa thức ăn.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và gây hội chứng kém hấp thu bao gồm:

  • Sử dụng kháng sinh kéo dài
  • Mắc một số bệnh như bệnh Celiac, bệnh Crohn, viêm tụy mãn tính hoặc xơ nang
  • Thiếu lactase hay không dung nạp lactose, đây là căn bệnh khá phổ biến ở những người châu Á, châu Phi và xảy ra khi cơ thể thiếu enzyme cần thiết để tiêu hóa lactose -  một loại đường sữa
  • Dị tật bẩm sinh như bệnh hẹp đường mật, trong đó các ống dẫn mật không phát triển bình thường và bị tắc, ngăn cản dòng chảy của mật từ gan
  • Các bệnh của túi mật, gan, tuyến tụy
  • Tổn thương tại ruột (do viêm nhiễm, chấn thương hay phẫu thuật)
  • Các bệnh do ký sinh trùng
  • Xạ trị (có thể gây tổn thương niêm mạc ruột)

Một số nguyên nhân ít phổ biến hơn có thể gây kém hấp thu, ví dụ như chứng ruột ngắn. Đây có thể là hội chứng bẩm sinh hoặc do phẫu thuật cắt bớt ruột khiến cho diện tích bề mặt đường ruột thu hẹp lại và làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.

Một nguyên nhân khác có thể dẫn tới chứng kém hấp thu là căn bệnh tiêu chảy mỡ nhiệt đới (tropical sprue). Bệnh này phổ biến nhất ở khu vực Đông Nam Á, vùng Caribbe và Ấn Độ. Các triệu chứng có thể bao gồm thiếu máu, tiêu chảy, đau lưỡi và sút cân. Bệnh này có thể có liên quan đến các yếu tố môi trường như ngộ độc thực phẩm, các bệnh nhiễm trùng hay nhiễm ký sinh trùng.

Một nguyên nhân hiếm gặp hơn đó là bệnh Whipple, chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới tuổi trung niên. Đây là căn bệnh do nhiễm phải loại vi khuẩn Tropheryma whippleii với triệu chứng chính là đau quặn bụng. Các triệu chứng khác gồm:

  • Sốt mãn tính
  • Tăng các sắc tố sẫm màu trên da
  • Tiêu chảy
  • Đau khớp
  • Sút cân

Nhận biết các triệu chứng của hội chứng kém hấp thu

Các triệu chứng của hội chứng kém hấp thu gây ra do sự thiếu hụt các thành phần dinh dưỡng trong cơ thể:

  • Nếu thiếu chất béo, trẻ sẽ đi ngoài ra phân mềm, sáng màu, mùi hôi. Phân khó rửa trôi và trôi lơ lửng hoặc dính vào thành của bồn cầu.
  • Nếu thiếu protein, trẻ có thể xuất hiện tình trạng phù (giữ nước), khô tóc, rụng tóc.
  • Nếu thiếu vitamin, trẻ có thể bị thiếu máu, suy dinh dưỡng, huyết áp thấp, sút cân và teo cơ.

Trẻ mắc hội chứng kém hấp thu nên tránh một số loại thức ăn. Trẻ cũng không thể tăng trưởng một cách bình thường. Cân nặng và mức độ gia tăng cân nặng của trẻ thấp hơn đáng kể so với những trẻ em ở cùng độ tuổi và giới tính.

Các yếu tố nguy cơ

  • Tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh xơ nang hoặc kém hấp thu
  • Phẫu thuật ruột
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc nhuận tràng hay dầu khoáng
  • Đi du lịch tới một số vùng ở khu vực Đông Nam Á, Caribbe, Ấn Độ

Chẩn đoán hội chứng kém hấp thu

Bác sỹ có thể nghi ngờ bệnh nhân mắc hội chứng kém hấp thu nếu bệnh nhân có biểu hiện: tiêu chảy kéo dài, thiếu hụt các chất dinh dưỡng hoặc sút cân đáng kể mặc dù chế độ ăn vẫn đầy đủ. Các xét nghiệm có thể giúp xác nhận chẩn đoán bao gồm:

Xét nghiệm mẫu phân

Xét nghiệm mẫu phân kiểm tra lượng chất béo có trong phân. Đây là xét nghiệm tin cậy nhất bởi sự hiện diện của chất béo trong phân là triệu chứng khá phổ biến của hội chứng này.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm này đánh giá mức độ kém hấp thu của một số vi chất nhất định như là vitamin B-12, vitamin D, folate, sắt, canxi, carotene, phosphor, albumin và protein. Tuy nhiên sự thiếu hụt của một trong số những vitamin này không có nghĩa là trẻ bị mắc hội chứng kém hấp thu.

Test hơi thở

Test hơi thở được sử dụng để đánh giá tình trạng không dung nạp lactose. Nếu lactose không được cơ thể hấp thu, các vi khuẩn trong đại tràng sẽ sử dụng lactose để sinh ra khí hydro. Bệnh nhân sau đó sẽ thở ra khí hydro. Sự hiện diện của khí hydro trong hơi thở sau khi tiêu hóa một thực phẩm nào đó có chứa lactose đồng nghĩa với việc người đó bị hội chứng không dung nạp lactose.

Sinh thiết

Phương pháp này được sử dụng nếu bác sỹ nghi ngờ một vị trí nào đó trong thành ruột có dấu hiệu bất thường.

Lựa chọn điều trị đối với hội chứng kém hấp thu

Bổ sung các chất dinh dưỡng là bước đầu tiên trong việc điều trị hội chứng kém hấp thu. Các phương pháp điều trị đặc hiệu khác sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, nếu con bạn được chẩn đoán mắc hội chứng không dung nạp lactose, bạn nên tránh cho trẻ sử dụng các loại sữa và sản phẩm từ bơ sữa hoặc cho trẻ sử dụng viên uống chứa men lactase. Cho trẻ nhập viện điều trị trong những trường hợp nặng.

Nếu trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng kém hấp thu, bạn nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia dinh dưỡng để có những lời khuyên về một chế độ ăn bổ sung đủ các chất dinh dưỡng. Trẻ nên được ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và giàu carbohydrate, chất béo, chất khoáng, protein và vitamin. Trẻ cũng nên được theo dõi để phát hiện kịp thời các dấu hiệu mất nước như các triệu chứng hoa mắt, kiệt sức, khô miệng, khô da, khô lưỡi, tăng cảm giác khát và tiểu ít.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Suy dinh dưỡng ở người mắc bệnh xơ nang

Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm